WTO là gì? Cơ cấu trong tổ chức của WTO

Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO là một bước tiến rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. WTO đem lại cho Việt Nam rất nhiều những cơ hội trong hợp tác kinh tế, song bên cạnh đó còn tồn tại thách thức đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa. Vậy WTO là gì? Hôm nay chiase24.com sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

WTO là gì?

WTO là viết tắt của World Trade Organization, được dịch là Tổ chức thương mại thế giới. WTO thành lập trên cơ sở hiệp định Tổ chức thương mại thế giới kí tại Marrakesk ngày 15/4/1994. Đây là tổ chức duy nhất có khả năng đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới thông quá những nguyên tắc, hiệp định đã và đang được kí kết.

WTO là gì?
WTO là gì?

WTO được đặt trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam đã gia nhập tổ chức này vào 11/2006 và là thành viên thứ 150 của WTO. Người ta thường nói, sự ra đời của WTO là kết quả của các cuộc đàm phán, và điều này đã được thể hiện bằng: “Tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán”. Đây giống như một diễn đàn giúp các quốc gia thành viên tiến hành thoả thuận, thương lượng, nhân nhượng về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư,…hay các tranh chấp phát sinh trong các mối quan hệ liên quan.

Xem Thêm:  Outsource là gì? Những ưu điểm và bất lợi mà outsource mang đến cho doanh nghiệp

Chức năng của tổ chức thương mại thế giới WTO

WTO có các chức năng như sau:

  • Quản lý việc thực hiện hiệp định WTO của các nước thành viên.
  • Tạo lập các diễn đàn đàm phán thương mại
  • Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên
  • Kiểm tra và giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia.
  • Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
  • Hợp tác về các tổ chức quốc tế khác

Hầu hết các quyết định của WTO dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên đều có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận sẽ khuyến khích nỗ lực tìm ra một giải quyết khả dĩ nhất để các thành viên chấp nhận, nhưng nó sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Đồng thời sẽ gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề mang tính tranh cãi. Những cuộc đàm phán của WTO sẽ diễn ra thông qua sự nhất trí của những nhóm nước, và những cuộc đàm phán này được gọi là “đàm phán trong phòng xanh”.

Cơ cấu tổ chức trong WTO

Tất cả các thành viên trong WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban WTO, ngoại trừ cơ quan phúc thẩm, ban hội thẩm và các ủy ban đặc thù.

Hội nghị Bộ trưởng

Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan quyền lực cao nhất của WTO. Hội nghị này diễn ra ít nhất 2 năm một lần với sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức. Hội nghị Bộ trưởng có thể đưa ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề có trong các thỏa ước thương mại đa phương.

Xem Thêm:  KPI là gì? Doanh nghiệp tại sao cần áp dụng KPI?

Đại hội đồng WTO

wto là gì
Cơ cấu tổ chức trong WTO

Các công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi: đại hội đồng, hội đồng giải quyết tranh chấp, hội đồng rà soát chính sách thương mại. Trên thực tế thì thành phần của các cơ quan này đều giống nhau, bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).

Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO, được nhóm họp thường xuyên.

Hội đồng giải quyết tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do các cơ quan liên quan đệ trình.

Hội đồng rà soát chính sách thương mại nhằm mục đích thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên. Với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, rà soát diễn ra hai đến ba năm một lần.

Các hội đồng thương mại

Các hội đồng thương mại hoạt động dưới quyền của đại hội đồng. Bao gồm: hội đồng thương mại hàng hóa, hội đồng thương mại dịch vụ và hội đồng các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh 3 hội đồng này còn có 6 ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan.

Các ủy ban và cơ quan

Dưới các hội đồng đó là ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.

Xem Thêm:  BTS là gì? Tại sao BTS đột ngột thông báo tạm dừng hoạt động?

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO

wto là gì
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO

Khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế ưu đãi. Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có được vị thế bình đẳng các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Tuy nhiên Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường, trên bình diện rộng hơn và sâu hơn và đặt ra những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về WTO. Hãy like và share bài viết này bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: OECD là gì? Cơ cấu tổ chức trong OECD

5/5 - (641 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Top hình nền Minions đáng yêu dễ thương nhất dành cho các fan yêu thích

T6 Th9 20 , 2019
Khi nhắc đến các bộ phim hoạt hình đình đám chắc không ai là không biết nhân vật Minions vô cùng nổi tiếng nhỉ. Ngoài những nhân vật như Doremon, Songoku hay Conan thì nhân vật Minions cũng được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích đấy! Hình ảnh những chú […]
Tổng hợp hình ảnh Minions đẹp, dễ thương nhất