Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ – Soạn Lý 9 trang 63, 64

Vật lí 9 Bài 23 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về Từ phổ – Đường sức từ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương II trang 63, 64.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 23 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ

Lý thuyết Từ phổ – Đường sức từ

I. Từ phổ

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly lop 9 bai 23 1

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ.

Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ

– Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh

– Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu

II. Đường sức từ

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly lop 9 bai 23 2

Các đường sức từ có chiều nhất định.

– Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm.

Xem Thêm:  Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ

– Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.

Giải bài tập Vật lí 9 trang 63, 64

Câu C1

Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trên tấm nhựa (hình 23.1).

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly 9 bai c1

Gợi ý đáp án

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

Câu C2

Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3).

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly 9 bai c2

Gợi ý đáp án

Các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ định hướng theo một chiều nhất định.

Câu C3

Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra cực nào của thanh nam châm?

Gợi ý đáp án

Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của thanh nam châm.

Câu C4

Hình 23.4 cho ta hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó, hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực.

Xem Thêm:  Bài tập tiếng Anh lớp 3 theo sách mới - Bài tập tiếng Anh lớp 3
Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly 9 bai c4

Gợi ý đáp án

Vẽ các đường sức từ như hình dưới. Các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực gần như những đường thẳng song song.

Câu C5

Biết chiều một đường sức từ của thanh nam châm như trên hình 23.5. Hãy xác định tên các từ cực của thanh nam châm?

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly 9 bai c5 2

Gợi ý đáp án

Đầu B của thanh nam châm là cực Nam.

Câu C6

Hình 23.6 cho hình ảnh hai từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly 9 bai c6

Gợi ý đáp án

Các đường sức từ được biểu diễn trên hình có chiều từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của thanh nam châm bên phải.

Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - vat ly 9 bai c6 1
5/5 - (725 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Lịch sử lớp 4 Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

T6 Th2 18 , 2022
Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 40, 41, 42 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn […]
Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ - Soạn Lý 9 trang 63, 64 - lich su lop 4 bai 14 cuoc khang chien chong quan xam luoc mong nguyen 155804