Danh mục bài viết
Chắc hẳn bạn sẽ khá mệt mỏi khi bé cưng nhà mình đột nhiên “trái múi giờ”, có nghĩa là ngủ nhiều vào ban ngày và thức đêm. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và giấc ngủ của bố mẹ cũng như các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy, trẻ ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm
Tình trạng này được gọi là rối loạn giấc ngủ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:
- Hình thành thói quen ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng, bé đã quen hoạt động vào an đêm và thức vào ban ngày. Do đó, mẹ bầu thường có cảm giác thai máy nhiều hơn vào ban đêm và khá yên ắng vào ban ngày. Đến lúc chào đời bé vẫn duy trì nhịp sinh học này, đặc biệt là những trẻ được sinh vào ban đêm.
- Cảm giác bất an, cô đơn khi ngủ. Suốt 9 tháng 10 ngày, bé đã được bao bọc và quen với việc nằm trong bụng mẹ. Khi ra đời bé chưa quen được việc phải ngủ một mình, nhất là vào ban đêm khi không được ôm ấp, vỗ về của bố mẹ.
- Thói quen bú đêm của bé cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé quấy khóc và không chịu ngủ vào ban đêm. Nếu để bé quá đói hoặc phải thức dậy vào lúc nữa đêm để bú thì việc trẻ khóc toáng lên là việc hết sức bình thường.
Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi – ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

Trẻ ngủ ngày thức đêm phải làm sao?
Để huấn luyện trẻ tập làm quen với việc sinh hoạt bình thường, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số vấn đề sau:
-
Tạo không gian lý tưởng khi ngủ
Phòng ngủ của bé là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra một giấc ngủ chất lượng. Trước tiên, bạn phải đảm bảo phòng ngủ của bé phải yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn. Tiếp theo là nhiệt độ phòng hợp lý, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nếu có thể, bạn nên mở cửa sổ để giúp phòng thông thoáng, có gió đối lưu.

-
Giúp bé phân biệt ban đêm và ban ngày
Đây là điểm mấu chốt của việc thiết lập giờ giấc sinh hoạt của bé cưng. Bạn phải giúp bé phân biệt được ban đêm và ban ngày bằng cách cho bé tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Cụ thể, vào ban ngày, bạn nên mở hết rèm cửa và cửa sổ cho ánh sáng bên ngoài vào phòng. Nếu có thể, bạn hãy đưa trẻ ra ngoài để tắm nắng vào sáng sớm. Không nên cho trẻ nằm hoàn toàn trong phòng, như thế trẻ sẽ không biết cách phân biệt ngày đêm.
Tiếp theo, vào ban đêm bạn nên tắt hết đèn, chỉ để một chiếc đèn ngủ với ánh sáng thật nhẹ. Khi đi ngủ, bố mẹ không nên nói chuyện hoặc phát ra tiếng ồn. Như vậy bé sẽ tự động biết được đã đến giờ đi ngủ.
-
Ngủ theo trình tự nhất định
Nên tập cho bé có một thói quen trước khi ngủ ví dụ như đọc sách, hát ru cho bé nghe. Vuốt ve, dỗ dành để bé cảm thấy an tâm trước khi ngủ. Bên cạnh đó, bạn nên cho bé bú no trước đó khoảng nửa giờ, sau đó cho bé đi ngủ một giấc tới sáng và không cho bú thêm vào giữa đêm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
-
Cho bé thời gian tự ngủ lại
Khi đã lên kế hoạch cho bé tập làm quen với việc ngủ vào ban đêm và thức vào ban ngày cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ đang bước vào một trận chiến cam ro. Lúc này, bố mẹ phải đặc mục tiêu và quyết tâm cao độ. Nếu bé giật mình thức dậy vào giữa đêm, mẹ khoan hãy dỗ dành và để cho bé tự ngủ lại. Hãy cho bé khoảng thời gian 5 phút, nếu bé vẫn không thể tự ngủ lại mẹ hãy kiểm tra xem bé đang gặp vấn đề gì. Nếu trẻ tè dầm, bị ướt bỉm thì mẹ hãy giúp bé vệ sinh và thay tả khô. Cứ duy trì thói quen này khoảng 5 – 7 ngày, mẹ sẽ thấy hiệu quả.
Với những thông tin chúng tôi đã trình bày ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được nguyên nhân khiến trẻ thức đêm ngủ ngày và biết được trẻ ngủ ngày thức đêm phải làm sao rồi đúng không nào? Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về cách sức khỏe của mẹ và bé, hãy truy cập webiste chiase24.com của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Xem thêm: Những cách đốt vía cho trẻ sơ sinh mẹ bỉm hiện đại nên tham khảo