Danh mục bài viết
Token đóng vai trò bảo mật tuyệt đối trong các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch online. Vậy token là gì? Token được ứng dụng như thế nào? Ưu, nhược điểm của token ra sao? Hãy cùng với bài viết ngày hôm của chiase24.com nay tìm hiểu về token nhé!!!
Token là gì?
Token được biết đến là chữ ký số hay chữ ký điện tử được mã hóa thành những con số trên thiết bị riêng biệt. Khi thực hiện giao dịch, token sẽ gửi đến ngẫu nhiên cho bạn một mã OTP và được sử dụng một lần duy nhất. Token được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng nhất là trong các giao dịch online. Đây được xem như một dạng mật khẩu bắt buộc phải có khi thực hiện giao dịch nhằm mục đích bảo mật thông tin. Một khi đã sử dụng mã token để xác nhận giao dịch thì bạn không cần phải sử dụng thêm một loại giấy tờ chứng minh nào khác. Chúng hoàn toàn có giá trị pháp lý như chữ ký của bạn.

Token được ứng dụng nhiều trong các ngành nghề thường xuyên xảy ra giao dịch tài chính như ngân hàng, cơ quan thuế, doanh nghiệp dịch vụ,… Có hai dạng token chính được các doanh nghiệp sử dụng đó là:
Hard token
Hard token là một thiết bị được thiết kế nhỏ nhắn như chiếc USB.
Soft token
Soft token là một dạng phần mềm được cài đặt sẵn trên máy tính hoặc điện thoại. Phần mềm này cũng có chức năng cung cấp mã token Khi thực hiện giao dịch giống như hard token.
Ưu điểm vượt trội của token
Token đem đến cho người sử dụng rất nhiều ưu điểm và sự thuận tiện hơn trong mỗi giao dịch.
Khả năng xác định nguồn gốc
Trong các giao dịch tài chính thì việc xác thực hay xác nhận thông tin là vấn đề đặc biệt quan trọng. Hacker sẽ tìm nhiều cách để lấy nội dung thông tin và lan truyền gói tin để thu được lợi nhuận bất chính. Nhưng trên thực tế, nếu giao dịch này được xác thực bằng chứng thư số thì người ta hoàn toàn có thể để xác định được giao dịch là hợp lệ hay không hợp lệ. Lúc này hệ thống sẽ mật mã hóa thông tin cho văn bản mà chỉ có người chủ khoá mới có thể biết được.
Có giá trị pháp lý
Như đã nói ở trên, khi sử dụng mã token để xác nhận giao dịch thì chúng hoàn toàn có giá trị pháp lý như chữ ký của bạn. Vì vậy, sử dụng token sẽ giải quyết được vấn đề giữ nguyên vẹn dữ liệu và các doanh nghiệp không thể chối cãi trách nhiệm của mình trên những nội dung đã ký. Vì thế mà các giao dịch điện tử hoàn toàn có thể tin cậy được như với các giao dịch thông thường.

Trong trường hợp, một bên từ chối nội dung văn bản do mình gửi và xác nhận thì phải làm thế nào? Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bên nhận thông tin có thể yêu cầu gửi kèm chữ ký số với văn bản. Khi xảy ra vấn đề bất ngờ, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một chứng cứ để được bên thứ ba giải quyết.
Đảm bảo độ tin cậy, chính xác và nhanh chóng
Hoạt động của các doanh nghiệp đòi hỏi lượng thông tin trao đổi lớn, số lượng giao dịch nhiều. Vì vậy yêu cầu về độ tin cậy, tính chính xác và thực hiện nhanh chóng luôn được ưu tiên hàng đầu. Thật may mắn khi token mang cho mình cả ba yếu tố này. Bởi vậy nó được coi là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp tăng cường sức mạnh cạnh tranh thông tin qua thương mại điện tử.
Nhược điểm khi thực hiện giao dịch với token
Một thiết bị nhỏ gọn như token, nhưng để sử dụng bạn phải bỏ ra chi phí từ 200 đến 400 nghìn đồng. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, hẳn đây không phải là vấn đề quá lớn.

Mã token chỉ có hiệu lực trong vòng 60 giây. Đôi khi nếu không quan sát và nhập mã nhanh, mã OTP sẽ hết hiệu lực và bạn lại phải bắt đầu lấy một mã OTP mới.
Chẳng hạn bạn có lỡ để quên token ở đâu đó hay đánh rơi mất thì quả thực đây là một điều rất xui xẻo với bạn. Tất cả các giao dịch online lúc này sẽ không thể thực hiện được vì không có mã token. Bên cạnh đó, nếu chẳng may token mất, có thể bạn sẽ phải đối mặt với khá nhiều rắc rối từ vấn đề này.
Token đóng vai trò rất quan trọng trong các giao dịch tài chính của doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng đặc biệt là ngân hàng. Token đảm bảo được độ tin cậy, tính chính xác, nhanh gọn và mang đầy đủ giá trị pháp lý, nên chúng được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về công nghệ mới. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: IoT là gì? IoT-xu hướng phát triển mới trong tương lai