Toán lớp 4: Nhân một số với một tổng trang 66

Giải Toán lớp 4: Nhân một số với một tổng giúp các em học sinh lớp 4 tổng hợp lại những kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng gợi ý đáp án 4 bài tập trong SGK Toán 4 trang 66, 67.

Qua đó, giúp các em ôn tập, củng cố lại kiến thức, rèn kỹ năng giải Toán thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài Nhân một số với một tổng của Chương 2 Toán 4 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của chiase24.com:

Giải bài tập Toán 4 bài Nhân một số với một tổng

Lý thuyết Nhân một số với một tổng

Tìm và tính giá trị của hai biểu thức:

4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5

Ta có

4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32

4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32

Vậy: 4 x (3 + 5) =4 x 3 + 4 x 5

Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.

a x (b +c) = a x b + a x c

Giải bài tập Toán 4 trang 66, 67

Bài 1

Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu):

a b c a × (b +c) a × b + a × c
4 5 2 4 × (5 + 2) = 28 4 × 5 + 4 × 2 = 28
3 4 5
6 2 3

Gợi ý đáp án:

a b c a × (b + c) a × b + a × c
4 5 2 4 × (5 + 2) = 28 4 × 5 + 4 × 2 = 28
3 4 5 3 × (4 + 5) = 27 3 × 4 + 3 × 5 = 27
6 2 3 6 × (2 + 3) = 30 6 × 2 + 6 × 3 = 30

Bài 2

a) Tính bằng hai cách:

b) Tính bằng hai cách (theo mẫu):

Mẫu: 38 × 6 + 38 × 4 = ?

Cách 1: 38 × 6 + 38 × 4 = 228 + 152 = 380.

Cách 2: 38 × 6 + 38 × 4 = 38 × (6 + 4)

                                       = 38 × 10 = 380

Gợi ý đáp án:

a) 36 × (7 + 3) = ?

Cách 1: 36 × (7 + 3) = 36 × 10 = 360

Cách 2: 36 × (7 + 3) = 36 × 7 + 36 × 3 = 252 + 108 = 360.

Nhận xét: Cách 1 thuận tiện hơn cách 2.

207 × (2 + 6) = ?

Cách 1: 207 × (2 + 6) = 207 × 8 = 1656

Cách 2: 207 × (2 + 6) = 207 × 2 + 207 × 6

= 414 + 1242 = 1656

Nhận xét: cách 1 thuận tiện hơn cách 2

b) 5 × 38 + 5 × 62 = ?

Cách 1: 5 × 38 + 5 × 62 = 190 + 310 = 500

Cách 2: 5 × 38 + 5 × 62 = 5 × (38 + 62)

= 5 × 100 = 500.

Nhận xét: Cách 2 thuận tiện hơn cách 1.

135 × 8 + 135 × 2 = ?

Cách 1: 135 × 8 + 135 × 2 = 1080 + 270

= 1350

Cách 2: 135 × 8 + 135 × 2 = 135 × (8 + 2)

= 135 × 10 = 1350

Nhận xét: Cách 2 thuận tiện hơn cách 1.

Bài 3

Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

(3 + 5) × 4 và 3 × 4 + 5 × 4.

Từ kết quả so sánh, nêu cách nhân một tổng với một số.

Gợi ý đáp án:

Ta có:

(3 + 5) × 4 = 8 × 4 = 32.

3 × 4 + 5 × 4 = 12 + 20 = 32

Hai biểu thức có giá trị bằng nhau hay:

(3 + 5) × 4 = 3 × 4 + 5 ×4

Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.

Bài 4

Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính (theo mẫu):

Mẫu: 36 × 11 = 36 × (10 + 1)

                      = 36 × 10 + 36 × 1

                      = 360 + 36 = 396.

Gợi ý đáp án:

a) 26 × 11 = 26 × (10 + 1)

= 26 × 10 + 26 × 1

= 260 + 26 = 286

35 × 101 = 35 × (100 + 1)

= 350 × 100 + 35 × 1

= 3500 + 35

= 3535

b) 213 × 11 = 213 × (10 + 1)

= 213 × 10 + 213 × 1

= 2130 + 213

= 2343

123 × 101 = 123 × (100 + 1)

= 123 × 100 + 123 × 1

= 12300 + 123

= 12423

5/5 - (588 bình chọn)
Xem Thêm:  Tả bộ bàn ghế nhà em (6 mẫu) - Những bài văn mẫu lớp 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Lịch sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

T5 Th2 17 , 2022
Lịch sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 8 chương […]
Lịch sử 8 Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) - lich su 8 bai 13 chien tranh the gioi thu nhat 1914 1918 165019