Toàn cầu hoá là gì? Sự tác động của toàn cầu hóa đến các lĩnh vực

Toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay. Toàn cầu hóa được thể hiện trên rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Vậy toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa tác động đến những lĩnh vực này như thế nào? Hôm nay chiase24.com sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là quá trình phát triển kinh tế theo xu hướng phát triển hiện đại. Xu hướng này tạo ra những khuynh hướng tiên tiến, kết quả của nó được xem như là một quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối liên hệ, có sự phụ thuộc và ảnh hưởng qua lại giữa các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới. Không thể phủ nhận toàn cầu hóa đem đến những tín hiệu tích cực trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế.

Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là gì?

Quá trình toàn cầu hóa đã được khởi nguồn từ rất sớm. Với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhanh như hiện nay, nếu một quốc gia không có sự liên kết học hỏi với các quốc gia trong khu vực thì việc thụt lùi về sau là điều tất yếu. Toàn cầu hóa diễn ra ngay chính tại các quốc gia dân tộc, xuất phát từ chính nhu cầu phát triển rộng rãi của các quốc gia ấy. Hiện nay có rất nhiều các tổ chức khu vực liên kết kinh tế và tài chính như IMF, WB, Liên minh châu âu EU… là một trong những biểu hiện của tính toàn cầu hóa.

Xem Thêm:  Bản đồ địa lý Việt Nam, tổng hợp các tỉnh phân theo vùng miền ở Việt Nam

Biểu hiện của tính toàn cầu

  • Thương mại phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển và tăng trưởng vô cùng nhanh chóng.
  • Tỷ lệ đầu tư nước ngoài gia tăng, tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh, vốn đầu tư ngày càng mở rộng trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ.
  • Thị trường tài chính được mở rộng, mạng lưới liên kết tài chính hình thành, đặc biệt là sự xuất hiện của tổ chức tài chính wb và imf.

Sự tác động của toàn cầu hóa đến các lĩnh vực

Trên phương diện kinh tế

toàn cầu hóa là gì
Sự tác động của toàn cầu hóa đến các lĩnh vực

Toàn cầu hóa tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hoạt động kinh tế, làm thay đổi các tính chất và vị trí của thị trường. Thị trường mang tính quốc gia giờ đây đã được vươn ra tới quốc tế. Các quốc gia nhanh chóng trở thành một bộ phận phụ thuộc của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ điện tử đã làm thay đổi cách thức tiếp nhận và xử lý thông tin, giúp ích rất nhiều trong sự phát triển kinh tế cũng như các lĩnh vực khác.

Về mặt xã hội

Sự thay đổi của về nền kinh tế thông qua quá trình toàn cầu hóa đã đem đến những sự thay đổi to lớn trong thói quen lao động và đời sống của con người. Sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội…là một trong những vấn đề được xem như là tất yếu của toàn cầu hóa. Hay nói cách khác, toàn cầu hóa đang khiến những vấn đề này trở nên nổi bật hơn, phân hóa sâu sắc hơn.

Xem Thêm:  Vinegar là gì? Một số loại giấm thường sử dụng hiện nay

Về mặt chính trị

Toàn cầu hóa đang đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đối với hoạt động chủ quyền quốc gia. Sự hội nhập về kinh tế sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc dần dần tăng lên thay vì độc lập hoàn toàn của các quốc gia đó, bởi vì không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Điều này được biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là cơ sở của uy tín quốc gia dân tộc trong chính sách thuế, chính sách đối ngoại và lĩnh vực an ninh quân sự.

toàn cầu hóa là gì
Tác động của toàn cầu hoá tới các lĩnh vực

Như vậy, toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Nó tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị, song song với đó, sự thay đổi của chính trị lại tác động trở lại với kinh tế. Những điều cần quan tâm và nhấn mạnh nhất đó là sự tác động quá yếu tố kinh tế và chính trị tới văn hóa trong bối cảnh này.

Nhiều học giả đã chỉ là xu hướng đồng nhất hóa giữa các nền kinh tế.  Biểu hiện đó là các nước phát triển luôn muốn áp đặt các giá trị văn hóa của mình cho toàn thế giới. Theo họ, các nền văn hóa này không phù hợp thậm chí còn có những xung đột với nền văn hóa phương Tây. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, giữa các nền văn minh luôn có sự xung đột và không thể có một nền hòa bình nào hết, bị phương Tây luôn đấu tranh cho lợi ích của mình, buộc thế giới còn lại phải khuất phục hoàn toàn.

Xem Thêm:  Xin visa đi Đức mất bao lâu? Hồ sơ xin visa đi Đức có những gì?

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về toàn cầu hóa và sự tác động của toàn cầu hóa đến các lĩnh vực. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: GMP là gì? Áp dụng tiêu chuẩn GMP đem lại những lợi ích gì?

5/5 - (553 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Sổ hồng là gì? Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

T4 Th10 2 , 2019
Sổ hồng là loại giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu. Tuy nhiên nhiều người hiện nay thường có sự nhầm lẫn giữa sổ hồng và sổ đỏ. Vậy sổ hồng là gì? Sổ hồng và sổ […]
Sổ hồng là gì?