Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả con suối (3 mẫu)

Danh mục bài viết

Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả con suối gồm 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, tích lũy vốn từ, biết cách lập dàn ý bài văn tả cảnh con suối thật sinh động.

Con suối
Con suối

Từ đó, các em sẽ nắm được ý chính để triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, súc tích và hay hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo dàn ý tả cảnh sông nước. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của chiase24.com để ngày càng học tốt môn Tập làm văn lớp 5.

Lập dàn ý bài văn miêu tả con suối lớp 5

Dàn ý Tả con suối quê em

1. Mở bài

  • Giới thiệu về con suối mà em định tả (Con suối nằm ở đâu? Em đến con suối vào khi nào?)

2. Thân bài

a. Tả bao quát khung cảnh con suối

  • Con suối nhìn từ đằng xa và khi lại gần
  • Cảnh vật xung quanh con suối
  • Đây là con suối to hay nhỏ, bắt nguồn từ đâu?

b. Tả chi tiết về con suối

  • Con suối rộng khoảng 10 mét, khá sâu
  • Suối chảy giữa hàng cây và những khối đá
  • Nước suối trong xanh, mát lạnh, có thể nhìn thấy rong rêu phía dưới
  • Gió thổi nước suối khẽ gợn sóng, cá nhảy lên ngớp khí, chiếc lá rơi lững lờ trôi trên mặt nước
  • Cảnh hai bên bờ suối, hàng cây rủ xuống che mát dòng suối, tiếng chim chóc hót vang
Xem Thêm:  Tập làm văn lớp 4: Tả chiếc bàn học của em

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về con suối quê hương

Lập dàn ý tả con suối

I. Mở bài:

  • Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu?
  • Em đến đó vào lúc nào?

II. Thân bài:

– Tả cảnh bao quát: Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác.

– Tả cảnh chi tiết:

  • Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.
  • Nước suối trong vắt, mát lạnh.
  • Hai bên bờ suối, rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp.
  • Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
  • Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.
  • Gió rừng thổi mát, dễ chịu.

– Nêu ích lợi của dòng suối:

  • Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi…
  • Điều hoà thời tiết.

III. Kết bài

  • Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.
  • Em làm gì để giữ gìn cho con suối mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn dòng suối, nước được sạch).

Dàn ý tả dòng thác

1. Mở bài: Kì nghỉ hè em có dịp tham quan thác Bạc ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác

2. Thân bài:

Tả cảnh bao quát: Nhìn từ xa, thác như một dải lụa bạc đổ từ trên cao xuống

Tả cảnh chi tiết:

  • Dòng thác rộng khoảng mười mét, bắt nguồn từ một đỉnh núi có độ cao khoảng 60 mét.
  • Nước từ trên thác đổ xuống rất trong và mát lạnh
  • Cảnh hai bên dòng thác là những bụi cây xanh rì, những tấm rêu xanh….
  • Những dòng nước mát từ thác đổ xuống len lỏi từng tảng đá chảy về xuôi….
  • Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
  • Gió rừng thổi mát, dễ chịu,…..
  • Nêu ích lợi của dòng suối:
  • Là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch
  • Điều hoà thời tiết.

3. Kết luận: Em rất thích thác Bạc, về thành phố em sẽ giới thiệu với mọi người…

5/5 - (408 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Văn mẫu lớp 6: Đoạn văn tưởng tượng về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà trên thiên đường

T6 Th2 18 , 2022
Cô bé bán diêm là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn An-đéc-xen. Sau đây, chiase24.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà trên thiên đường. Đoạn văn tưởng tượng về cảnh cô bé bán diêm […]
Đoạn văn tưởng tượng về cảnh cô bé bán diêm gặp lại bà