Danh mục bài viết
Tập làm văn lớp 4: Luyện tập giới thiệu địa phương giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời 2 câu hỏi trong SGK Tiếng Việt Lớp 4 tập hai trang 19, 20 để chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài tập đọc Bốn anh tài (Tiếp theo), Trống đồng Đông Sơn của tuần 20. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của chiase24.com:
Luyện tập giới thiệu địa phương trang 19, 20 – Tuần 20
Hướng dẫn giải Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 19, 20
Câu 1
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Nét mới ở Vĩnh Sơn
Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; đồng bào phần lớn là người dân tộc Ba-na. Vốn là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm, cuộc sống ở xã vùng cao này giờ đây đã có nhiều đổi khác.
Nét nổi bật nhất ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã biết trồng lúa nước. Ngày trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đây toàn xã đã trồng lúa nước hai vụ một năm với năng suất khá cao. Bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi.
Một điều nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phát triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ được người dân dùng nuôi cá với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người dân vùng cao chở cá ngược về xuôi bán đã trở thành hiện thực.
Nhờ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Trong xã, cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe – nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầy năm học 2000 – 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.
Theo báo Nhân dân
a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên
Trả lời:
a) Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của xã miền núi Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đồng bào ở đây phần lớn là người Ba Na.
b) Kể lại những nét đổi mới nói trên:
Những nét đổi mới nổi bật ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã định canh định cư. Trước kia, họ ở nay đây mai đó, chuyên phát rẫy làm nương thì nay đã ổn định nơi ăn chốn ở, xây dựng xóm làng, biết trồng lúa nước đạt năng suất cao, thoát cảnh thiếu đói và đã có dư lương thực, ở đây, nghề cá cũng được phát triển. Nhiều ao nuôi cá có sản lượng cao. Họ đã có thể chở cá về vùng xuôi bán.
Đời sống của làng bản được cải thiện rõ rệt. Hầu hết các nhà có điện dùng, nhiều nhà có ra-đi-ô, ti-vi hoặc xe máy. Số học sinh tới trường cứ tăng cao dần.
Câu 2
Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em (M: Phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng hay phố sạch đẹp,..
Trả lời:
Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới. Nhiều cây xanh được trồng đem lại cho đường phố vỏ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy định chung. Buổi tối, khi đèn chiếu ở hai bên hè phố bật lên, đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh.
>> Tham khảo: Kể về sự đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em