Soạn Sinh 8 Bài 31: Trao đổi chất – Giải SGK Sinh học 8 trang 101

Soạn Sinh 8 Bài Bài 31: Trao đổi chất giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 6 trang 101.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 31 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Soạn Sinh 8 Bài 31: Trao đổi chất

Lý thuyết Trao đổi chất

I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường

Cơ thể có trao đổi chất với môi trường mới tồn tại và phát triển

Soạn Sinh 8 Bài 31: Trao đổi chất - Giải SGK Sinh học 8 trang 101 - Sinh 8 bai 31 1

– Cơ thể lấy oxi, thức ăn, nước muối khoáng từ môi trường bên ngoài và đồng thời thải ra khí CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi ra môi trường bên ngoài.

– Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài có sự tham gia của 1 số hệ cơ quan:

  • Hệ tiêu hóa: lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài vào → biến đổi → chất dinh dưỡng và thải các chất thừa ra ngoài.
  • Hô hấp: lấy khí O2 và thải khí CO2
  • Hệ tuần hoàn: vận chuyển O2 và các chất dinh dưỡng tới tế bào và khí CO2 tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết.
  • Hệ bài tiết: lọc từ máu các chất thải để bài tiết qua nước tiểu.
Xem Thêm:  Địa lí 6 Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất

* Kết luận: ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và O2 qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

– Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất giữa máu và nước mô (môi trường trong để tổn tại và phát triển).

Soạn Sinh 8 Bài 31: Trao đổi chất - Giải SGK Sinh học 8 trang 101 - Sinh 8 bai 31 2

– Máu và nước mô cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào.

– Hoạt động sống của tế bào tạo ra:

  • Năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
  • Khí CO2, chất thải: được thải ra ngoài.

– Kết luận: Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào

Soạn Sinh 8 Bài 31: Trao đổi chất - Giải SGK Sinh học 8 trang 101 - Sinh 8 bai 31 3

– Sự trao đổi chất giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy oxi, dinh dưỡng và thải các sản phẩm thừa ra ngoài.

– Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong: máu vận chuyển cho tế bào oxi, dinh dưỡng và tế bào thải vào máu khí CO2 và các chất thải.

Xem Thêm:  Tập làm văn lớp 5: Viết đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật trong bài Sắc màu em yêu

– Mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào:

  • Có mỗi quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển được.
  • Khi 1 trong hai quá trình dừng lại thì cơ thể có thể chết.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 31 trang 73

Bài 1 (trang 101 SGK Sinh học 8)

Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Gợi ý đáp án

– Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước và muối khoáng. Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

– Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi được thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận O2 từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

– Quá trình bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại qua mồ hôi, nước tiểu.

Bài 2 (trang 101 SGK Sinh học 8)

Hệ tuần hoàn có vai trò gì trong sự trao đổi chất ở tế bào

Gợi ý đáp án

Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormon, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.

Xem Thêm:  Khoa học lớp 5 Bài 42-43: Sử dụng năng lượng chất đốt

Bài 3 (trang 101 SGK Sinh học 8)

Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này.

Gợi ý đáp án

-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường thải ra khí cacbônic và chất thải.

-Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào chất dinh dưỡng và ôxi, tế bào thải vào máu khí cacbonic và sản phẩm bài tiết.

– Mối quan hệ : trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất… Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

5/5 - (658 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Soạn Sinh 8 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa - Giải SGK Sinh học 8 trang 98

T6 Th2 18 , 2022
Soạn Sinh 8 bài 30 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 5 trang 99. Việc giải bài tập Sinh 8 bài 30 […]
Soạn Sinh 8 Bài 31: Trao đổi chất - Giải SGK Sinh học 8 trang 101 - soan sinh 8 bai 30 ve sinh tieu hoa giai sgk sinh hoc 8 trang 98 153715