Danh mục bài viết
Soạn Sinh 11 Bài 5 giúp các em học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ và quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 11 trang 27.
Giải Sinh 11 Bài 5 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Tóm tắt lý thuyết Sinh 11 bài 5
I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ
– Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. Trong cây NO3– được khử thành NH4+. Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:
– Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP …
– Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào à ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.
– Vai trò điều tiết
Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin – enzim, côenzim và ATP. Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất.
II. Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật
Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:
1. Quá trình khử nitrat:
– Là quá trình chuyển hoá NO3_ thành NH4+, có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá theo sơ đồ
NO3– (nitrat) → NO2– (nitrit) → NH4+ (amoni)
– Mo và Fe hoạt hóa các enzim tham gia vào quá trình khử trên.
– Quá trình khử nitrat thành amôni được thực hiện trong mô rễ và mô lá
2. Quá trình đồng hoá NH4+ trong mô thực vật:
Theo 3 con đường:
– Amin hoá trực tiếp các axit xêto:
Axit xêto + NH4+ → Axit amin.
– Chuyển vị amin:
Axit amin + axit xêto → a. amin mới + a. xêto mới
– Hình thành amit:
Là con đường liên kết phân tử NH3 với axit amin đicacboxilic.
Axit amin đicacboxilic + NH4+ → amit
Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng
- Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)
- Amit là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết.
Giải bài tập SGK Sinh 11 trang 27
Câu 1
Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?
Gợi ý đáp án
Thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được vì nitơ là nguyên tố khoáng thiết yếu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình sống, sinh trưởng, phát triển của cây lúa:
– Nitơ tham gia cấu tạo nên protein, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục vì thế cây lúa thiếu nitơ sẽ yếu, quang hợp kém, kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp
Câu 2
Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử Nitrat?
Gợi ý đáp án
Vì trong hai dạng nitơ cây hấp thụ từ môi trường bên ngoài có dạng NO3 là dạng ôxi hóa, nhưng trong cơ thể thực vậi nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử. Do đó, nitrat cần được khử thành amôniac để tiếp tục được đồng hóa thành axit amin, amit và prôtêin.
Câu 3
Thực vật đã thích nghi như thế nào để bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
Gợi ý đáp án
Hình thành amit chính là con đường khử độc NH4+dư thừa: Axit amin + NH4+ –> amit