Soạn bài Văn bản thông báo – Soạn văn lớp 8 tập 2 bài 32

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến toàn thể quý thầy cô và các bạn học sinh tài liệu soạn văn lớp 8: Văn bản thông báo, được chúng tôi đăng tải tại chiase24.com.

Bộ tài liệu hôm nay chúng tôi gửi đến các bạn gồm hai phần chính: soạn bài đây đủ và soạn bài ngắn gọn. Hi vọng rằng, tài liệu này sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu trước một phần nội dung của bài học trước khi học trên lớp. Sau đây, xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Soạn văn 8: Văn bản thông báo

Soạn văn Văn bản thông báo đầy đủ

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Văn bản 1: Thông báo về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ

Văn bản 2: Thông báo về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP Hồ Chí Minh

1. Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích thông báo là gì?

Trả lời:

– Ở văn bản 1:

+ Người thông báo là: Phòng GD và ĐT huyện Hải Hậu, trường PTCS Hải Nam

+ Người nhận thông báo là: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường.

+ Mục đích thông báo là để cho mọi người chuẩn bị thực hiện đúng lịch, đúng kế hoạch duyệt tiết mục văn nghệ nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

Xem Thêm:  Bài tập xác định loại phản ứng hóa học - Bài tập Hóa học lớp 10

– Ở văn bản 2:

+ Người thông báo là: Liên đội TNTP Hồ Chí Minh trường THCS Kết Đoàn

+ Người nhận thông báo là: Các chi đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường.

+ Mục đích thông báo về kế hoạch đại hội đại biểu liên đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

2. Nội dung thông báo thường là gì? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo.

Trả lời:

Nội dung thông báo thường là tình huống công việc cơ quan mà lãnh đạo cấp trên cần phải truyền đạt cho cấp dưới hay những công việc cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội muốn phổ biến cho nhân dân, hội viên được biết

Thể thức của văn bản theo đúng thể thức của một văn bản hành chính. ( tuy nhiên ở văn bản 2 thiếu quốc hiệu)

3. Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.

Trả lời:

Một số trường hợp cần viết thông báo:

– Thông báo về việc góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt.

– Thông báo về việc chuẩn bị thi học kì một.

– Thông báo về việc tập hợp các cầu thủ để đá bóng giao hữu với trường bạn nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam.

II. Cách làm văn bản thông báo

1. Tình huống cần làm văn bản thông báo

Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?

a. Một học sinh bị mất chiếc xe đạp, muốn báo cáo với công an.

b. Sắp tới, Nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c. Gần cuối năm học, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tập các Ban chỉ huy đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm học này.

Trả lời:

  • Tình huống b: Ban Giám hiệu viết thông báo gửi xuống các lớp.
  • Tình huống c: Ban chỉ huy liên đội viết thông báo gửi xuống các Ban chỉ huy chi đội
Xem Thêm:  Toán 6 Bài 3: Vai trò của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên

2. Cách làm văn bản thông báo. Một văn bản thông báo cần có các mục sau đây:

a. Thể thức mở đầu văn bản thông báo:

– Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc trên bên phải).

– Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).

– Tên văn bản (ghi chính giữa:

THÔNG BÁO Về …

b. Nội dung thông báo.

c. Thể thức kết thúc văn bản thông báo:

– Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).

– Ký tên và ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).

Trả lời:

Cách làm văn bản thông báo.

– Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào không cần làm.

– Bố cục chung của một thông báo thường là:

+ Phần mở đầu

+ Phần nội dung

+ Phần kết thúc

Soạn văn Văn bản thông báo ngắn gọn

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

– Trong văn bản 1:

+ Người gửi thông báo: Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng (ký thay Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam).

+ Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường THCS Hải Nam.

– Trong văn bản 2:

+ Người gửi thông báo: Liên đội trưởng Trần Mai Hoa.

Xem Thêm:  Soạn bài Chuyện quả bầu trang 98 - Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 30

+ Người nhận thông báo: Các chi đoàn TNTP Hồ Chí Minh trong toàn trường THCS Kết Đoàn.

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

  • Thông báo về cuộc thi “Tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh”.
  • Thông báo về thời hạn nhận hồ sơ nhập học.
  • Thông báo về lịch kiểm tra vệ sinh các lớp học của nhà trường.

II. Cách làm văn bản thông báo

Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Tình huống cần làm thông báo

a. Việc học sinh mất xe đạp phải làm Tường trình với công an

b. Tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường phải viết Thông báo

c. Tình huống này cũng cần có Thông báo

Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Cách làm văn bản thông báo

– Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào không cần làm.

– Bố cục chung của một thông báo thường là:

+ Phần mở đầu

+ Phần nội dung

+ Phần kết thúc

5/5 - (300 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo)

T7 Th2 19 , 2022
Soạn văn 8: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) là một tài liệu vô cùng hữu ích, mà sau đây chúng tôi muốn giới thiệu đến tất cả các bạn học sinh. Tài liệu này, sẽ gồm hai phần chính là: soạn văn đầy đủ và […]
Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) - soan bai on tap va kiem tra phan tieng viet tiep theo 147142