Soạn bài Sóng và cát ở Trường Sa trang 101

Soạn bài Sóng và cát ở Trường Sa trang 101 sách Chân trời sáng tạo, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 2 chủ đề Việt Nam mến yêu trong sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của chiase24.com:

Soạn bài Sóng và cát ở Trường Sa Chân trời sáng tạo

Soạn bài phần Khởi động – Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa

Nói với bạn về màu sắc của những sự vật trong thiên nhiên theo gợi ý:

Sóng và cát ở Trường Sa
Sóng và cát ở Trường Sa

Gợi ý trả lời:

Nói về màu sắc của những sự vật trong thiên nhiên như: bầu trời màu xanh, biển màu xanh, cầu vồng có bảy màu sắc khác nhau,…

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa

Câu 1

1. Sóng ở các đảo được tả như thế nào?

2. Trên các đảo ở Trường Sa, cát có gì lạ?

3. Nhờ đâu những hòn đảo ở Trường Sa có vẻ đẹp rất riêng?

Xem Thêm:  Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam - Soạn văn 8 tập 1 bài 10 (trang 104)

4. Kể những điều em biết về Trường Sa.

Gợi ý trả lời:

1. Sóng ở các đảo được tả như một dải đăng ten mềm mại.

2. Trên các đảo ở Trường Sa, cát là những vụn san hô nên rất tơi nhẹ.

3. Những hòn đảo ở Trường Sa có vẻ đẹp rất riêng nhờ cát san hô trắng lấp lánh, biển xanh và màu áo của chú bộ đội hải quân.

4. Những điều em biết về Trường Sa là một quần đảo của Việt Nam. Các chú hải quân ngày đêm canh giữ, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Câu 2

a. Nghe – viết:

Câu 2
Câu 2

b. Chọn con ốc có từ ngữ viết sai và cho biết cách chữa:

Câu 2
Câu 2

c. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi 🌸:

  • (khiếu, khướu): năng🌸; con🌸
  • (biếu, bướu): cái🌸; 🌸quà
  • (khoan, khoang):🌸 tàu; mũi🌸
  • (hoàn, hoàng); huy🌸; 🌸lại

Gợi ý trả lời:

a. Nghe – viết:

b. Các con ốc có từ viết sai và cách sửa là: dàn khoan –> giàn khoan.

c. Chọn tiếng như sau:

  • (khiếu, khướu): năng khiếu, con khướu
  • (biếu, bướu): cái bướu, biếu quà
  • (khoan, khoang): khoang tàu, mũi khoan
  • (hoàn, hoàng); huy hoàng, hoàn lại

Câu 3

Xếp các từ ngữ dưới đây vào 2 nhóm:

Câu 3
Câu 3

a. Chỉ sự vật.

b. Chỉ đặc điểm của sự vật.

Gợi ý trả lời:

a. Chỉ sự vật: bầu trời, sông suối, biển cả, rừng núi.

b. Chỉ đặc điểm của sự vật: bao la, mênh mông, bạt ngàn, trập trùng.

Câu 4

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Dựa vào các bài đọc đã đọc, chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng:

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 12: Dàn ý 9 câu đầu bài Đất nước

Câu 4
Câu 4

b. Đặt 2 – 3 câu tả một cảnh đẹp của Việt Nam theo gợi ý:

Câu 4
Câu 4

Gợi ý trả lời:

a. Chọn từ ngữ như sau:

  • Những cành đào Sơn La – khỏe khoắn vươn lên.
  • Rừng ngập mặn Cà Mau – là rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
  • Họ nha chim – hót rộn vang cả mặt nước.
  • Bãi cát san hô – lấp lánh dưới ánh mặt trời.

b. Đặt câu:

  • Cố đô Huế là thành cổ lớn ở Việt Nam còn giữ gìn được gần như nguyên vẹn.
  • Hang Sơn Đòong vô cùng rộng lớn và hùng vĩ.

Câu 5

Nói và nghe

a. Cùng bạn nói và đáp lời phù hợp với từng tình huống sau:

  • Bạn em làm rơi mất cây bút đẹp.
  • Cây hoa giấy bà trồng bị chết.

b. Em sẽ nói thế nào để mời bạn thưởng thức một món đặc sản ở quê em.

Câu 5
Câu 5

Gợi ý trả lời:

a. Nói và đáp như sau:

  • “Bạn đừng lo lắng quá, nếu ai nhặt được sẽ trả lại cho bạn.”
  • “Mình buồn quá, cây hoa giấy mình yêu nhất do bà trần bị chết mất rồi.”

b. “Mình có món quà là đặc sản quê mình, bạn thưởng thức cùng mình nhé!”

Câu 6

Nói, viết về tình cảm với người thân

a. Sắp xếp các câu dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn.

Câu 6
Câu 6

b. Đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:

  • Đoạn văn viết về tình cảm của ai với ai?
  • Hằng ngày, ông cùng bạn nhỏ làm những việc gì?
  • Tình cảm của bạn nhỏ với ông ra sao?
Xem Thêm:  Soạn bài Tự đánh giá: Em bé thông minh - Cánh Diều 6

c. Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với anh (chị hoặc em) của em theo gợi ý:

  • Anh (chị hoặc em) tên là gì?
  • Em và anh (chị hoặc em) thường cùng nhau làm gì?
  • Tình cảm của em với anh (chị hoặc em) như thế nào?

Câu 6
Câu 6

Gợi ý trả lời:

a. Trong nhà, ông nội là người gần gũi với em nhất. Mỗi sáng và chiều, ông đều đưa đón em đi học đúng giờ. Đón em về, ông lại cùng em tưới cây hay chơi cờ. Thỉnh thoảng, ông còn chở em đi nhà sách, công viên và cùng em đọc sách, chơi trò chơi. Em luôn mong ông nội khỏe, sống lâu.

b. Trả lời như sau:

  • Đoạn văn viết về tình cảm của cháu dành cho ông nội.
  • Hằng ngày, ông đưa đón bạn nhỏ đi học, tưới cây, đưa bạn nhỏ đi chơi công viên.
  • Bạn nhỏ yêu thương ông rất nhiều và mong ông luôn khỏe mạnh.

c. Chị của em tên là Lan. Chị hơn em 10 tuổi. Mỗi ngày, chị chở em đến trường. Rồi tối thì chị dạy em học bài. Cuối tuần hai chị em đèo nhau trên chiếc xe đạp đi chơi. Em rất yêu chị và mong rằng chị sẽ ở cạnh em thật lâu.

Soạn bài phần Vận dụng – Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa

1. Đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam:

a. Chia sẻ bài thơ đã đọc.

b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Phiếu đọc sách
Phiếu đọc sách

2. Chơi trò chơi Họa sĩ nhí

a. Vẽ một hòn đảo.

b. Giới thiệu về bức vẽ.

5/5 - (397 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Soạn Sinh 9 Bài 25: Thường biến - Giải bài tập Sinh 9 trang 73

T6 Th2 18 , 2022
Soạn Sinh 9 Bài 25: Thường biến giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về sự biến đổi của kiểu hình do tác động của môi trường. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 73. Giải Sinh 9 Bài 25 là tài liệu […]
Soạn Sinh 9 Bài 25: Thường biến - Giải bài tập Sinh 9 trang 73 - soan sinh 9 bai 25 thuong bien giai bai tap sinh 9 trang 73 155115