Soạn bài Ôn tập trang 58 – Chân trời sáng tạo 6

Danh mục bài viết

chiase24.com xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Ôn tập (trang 58), thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Ôn tập trang 58 - Chân trời sáng tạo 6 - on tap trang 58

Tài liệu sẽ vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 6 khi chuẩn bị bài, mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Ôn tập (trang 58)

Câu 1. Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:

Tên truyện

Tóm tắt cốt truyện

Chủ đề truyện

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo phải đi ở cho phú ông, họ hiền lành chịu khó mà vẫn chưa có con cái. Một hôm, bà vợ vào rừng hái củi, khát quá mà không tìm thấy suốt. Thấy cái sọ dừa đựng đầy nước bèn bưng lên uống. Về nhà bà có mang, ít lâu sau, sinh ra một đứa bé không chân không tay tròn như một quả dừa. Bà toan vứt đi thì đứa con bảo mình là người nên bà giữ lại nuôi và đặt tên nó là Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa được mẹ gửi vào nhà phú ông chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa nhưng chỉ có cô út là đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Sọ Dừa đòi mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ cho, phú ông cười mỉa mai và thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa chuẩn bị đầy đủ sính lễ đem đến nhà phú ông và xuất hiện với hình dáng của một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến hai cô chị ghen tức. Hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết và chờ được ngày chồng đến cứu. Hai vợ chồng đoàn tụ còn hai cô chị thấy em gái trở về bình an, liền trốn đi biệt xứ.

Truyện t hể hiện tấm lòng nhân ái với những con người hiền lành, tốt bụng và niềm thương cảm với những con người bất hạnh.

Em bé thông minh

N gày xưa, có một ông vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm nhưng vẫn chưa tìm thấy người nào thật lỗi lạc. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm trạng nguyên.

Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống.

Non-bu và Heng-bu

Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Anh là Non-bu tham lam, xấu tính. Em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng. Người anh giành hết tài sản. Còn người em không có gì nhưng vẫn chăm chỉ làm ăn, giúp đỡ mọi người. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, Hen-bu đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân. Đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có. Non-bu thấy vậy về nhà mua một đôi chim nhạn để nuôi. Sau đó còn tự bẻ gãy chân một con chim nhạn rồi băng bó vết thương, để được trả ơn khi hạt bầu. Đến khi Non-bu trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Nghe tin anh trai nghèo khó, suy sụp chạy đến tìm và mời gia đình anh trai sống cùng mình.

Truyện thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành.

Xem Thêm:  Chuyên đề giá trị tuyệt đối môn Toán lớp 7

Câu 2. Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?

– Học sinh tự lựa chọn truyện mình yêu thích nhất.

– Gợi ý: Sọ Dừa. Vì qua truyện Sọ Dừa, em học được rằng không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài của họ. Điều quan trọng là vẻ đẹp phẩm chất bên trong của con người.

Câu 3. Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?

  • Cần đọc kĩ truyện cổ tích để nắm được những nội dung chính.
  • Tìm ý, sắp xếp các ý và lập dàn ý.
  • Chú ý cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt…

Câu 4. Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

  • Truyện cố tích chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian lâu đời của dân tộc Việt Nam.
  • Mỗi câu chuyện đều gửi gắm những bài học có giá trị nhân văn sâu sắc.
  • Truyện giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn cội, truyền thống của dân tộc.
5/5 - (551 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Soạn bài Việt Bắc (Phần 1: Tác giả) - Soạn văn 12 tập 1 tuần 8 (trang 94)

T5 Th2 17 , 2022
Việt Bắc là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu. Sau đây, chiase24.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Việt Bắc. Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 12 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy […]
Soạn bài Ôn tập trang 58 - Chân trời sáng tạo 6 - soan viet bac