Soạn bài Làm thơ lục bát – Soạn văn 7 tập 1 bài 13 (trang 155)

chiase24.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Làm thơ lục bát, học sinh sẽ được tìm hiểu một cách khái quát nhất về thể thơ lục bát.

Soạn bài Làm thơ lục bát
Soạn bài Làm thơ lục bát
Soạn bài Làm thơ lục bát

Tài liệu dưới đây dành cho học sinh lớp 7 khi học tập môn Ngữ văn, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn văn 7: Làm thơ lục bát

Soạn bài Làm thơ lục bát – Mẫu 1

I. Luật thơ lục bát

1. Đọc kỹ câu ca dao

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

2. Trả lời câu hỏi

a. Cặp câu thơ lục bát: 1 dòng có 6 tiếng, 1 dòng có 8 tiếng.

b.

– Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu) gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B.
– Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T.

  • Anh: B, đi: B, anh: B, nhớ: T, quê:B, nhà: T
  • Nhớ: T, canh: B, rau: B, muống: T, nhớ: T, cà: T, dầm: T, tương: B
  • Nhớ: T, ai: B, dãi: T, nắng: T, dầm: T, sương: B
    Nhớ: T, ai: B, tát: T, nước: T, bên: B, đường: T, hôm: B, nao: B
Xem Thêm:  Nghị luận về câu nói của C. Mác: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý” (Dàn ý + 3 mẫu)

c. Nhận xét về tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8:

Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám nếu tiếng này có thanh huyền thì tiếng kia có thanh ngang (không dấu) và ngược lại.

d. Nhận xét về luật thơ lục bát:

– Số tiếng: câu đầu sáu tiếng, câu sau tám tiếng.

– Vần: chữ thứ sáu câu đầu (lục) vần với chữ thứ sáu câu sau (bát) và chữ thứ tám của câu bát lại vần với chữ thứ sáu của câu sáu sau và cứ thế mà tiếp tục.

– Luật bằng trắc: tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Các tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc.

– Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn, cũng có khi lẻ.

– Câu lục: 2/2/2 hoặc 3/3

– Câu bát: 2/ 2 / 2 / 2 hoặc 4/ 4 hoặc 3/5

Tổng kết:

– Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.

– Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình.

II. Luyện tập

Câu 1. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật.

– Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong

– Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người

– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà văng vẳng tiếng ai đọc bài.

Câu 2.
– Câu lục bát sai ở vần.

Xem Thêm:  KHTN Lớp 6 Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

– Cách sửa:

Vườn em cây quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.

Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.

Soạn bài Làm thơ lục bát – Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật.

– Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi không phụ mẹ mong.

– Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp sẽ nên con người .

– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Trong nhà thánh thót tiếng ca trong ngần.

Câu 2.

– Câu lục bát sai ở vần.

– Cách sửa:

Vườn em cây quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.

Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.

II. Bài tập ôn luyện

Tập làm một bài thơ lục bát theo đề tài tự chọn.

Gợi ý:

Con đường đầy bóng cây xanh
Thanh âm ríu rít trên cành cây cao,
Gió đưa cành lá lao xao
Tươi vui ngày mới biết bao tiếng cười.

5/5 - (490 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 (Có đáp án) - Trắc nghiệm Công dân 9 bài 1

T5 Th2 17 , 2022
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 23 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo về bài Chí công vô tư. Trắc nghiệm Công dân 9 Bài 1 tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về lý thuyết và […]
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 (Có đáp án) - Trắc nghiệm Công dân 9 bài 1 - trac nghiem gdcd 9 bai 1 co dap an trac nghiem cong dan 9 bai 1 165074