Soạn bài Kiểm tra về truyện – Soạn văn lớp 9 tập 2 bài 31

Danh mục bài viết

Soạn bài Kiểm tra về truyện là mẫu bài soạn rất hữu ích mà chiase24.com muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 9.

Tài liệu được chúng tôi biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 trang 155. Tài liệu này không chỉ giúp các bạn trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa mà còn giúp các bạn nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học này. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số bài soạn văn khác tại chuyên mục Soạn văn 9. Mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Soạn văn 9: Kiểm tra về truyện

Soạn văn Kiểm về truyện đầy đủ

1. Sắp xếp đúng các dữ kiện của từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, tác giả, năm sáng tác…) trong các câu hỏi trắc nghiệm

Tên tác phẩm Thể loại Tác giả Năm sáng tác
Làng Truyện ngắn Kim Lân 1948
Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn Nguyễn Thành Long 1970
Chiếc lược ngà Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 1966
Bến quê Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1985

2. Tóm tắt cốt truyện hay nội dung tác phẩm (hoặc đoạn trích)

Trả lời:

Tóm tắt truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Ba cô gái thanh niên xung phong là Nho, Thao, Phương Định sống và làm việc tại một hang đá dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của các cô là khi bom nổ thì chạy lên cao điểm đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là một công việc vất vả và nguy hiểm. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định đã chăm sóc Nho tận tình. Cơn mưa đã đến đúng lúc đã làm dịu mát tâm hồn họ và để Phương Định sống lại với những kí ức của ngày xưa, khi còn ở Hà Nội.

3. Phân tích những đặc điểm nổi bật đáng chú ý của các nhân vật chính trong mỗi truyện. Ví dụ

– Hình ảnh thế hệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Xem Thêm:  Các dạng toán đường tiệm cận của đồ thị hàm số

– Cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê. Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm những suy ngẫm gì về con người và cuộc đời?

Trả lời:

– Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

– Trước khi nghe tin dữ: ở nơi tản cư, tình yêu ông Hai hòa nhập với tình yêu nước

– Ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

+ Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được

– Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào nơm nớp hễ thấy đám đông nào được tụ tập nhắc tới “Việt gian”, “Cam nhông”

→ Ông Hai cảm thấy bị ám ảnh, sợ hãi, đau xót, tủi hổ trước tin đồn làng chợ Dầu theo giặc

+ Cuộc xung đột nội tâm gay gắt, tình yêu làng nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê

+ Ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê vì thế mà càng đau xót, tủi hổ

– Khi tin đồn được cải chính

+ Ông thay đổi mặt buồn thiu bỗng sáng hẳn, rạng rỡ hẳn lên

+ Ông khoe khắp nơi chuyện ông chủ tịch cải chính, chuyện nhà mình giặc đốt

∗ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Truyện khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết

+ Nhân vật vào tình huống cụ thể, góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng

+ Ngôn ngữ sinh động, linh hoạt, độc thoại nội tâm sâu sắc

4. Chọn và phân tích một đoạn miêu tả đặc sắc cảnh thiên nhiên trong các truyện đã học. Ví dụ: cảnh bãi sông Hồng trong truyện Bến quê

Trả lời:

Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở mài sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vẫn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. Ừ, cũng chả phải, nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết này đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng lóa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.

Xem Thêm:  Địa lí 6 Bài 20: Thực hành - Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới

Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.

Soạn văn Kiểm về truyện ngắn gọn

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 9 tập 2)

Tên tác phẩm Thể loại Tác giả Năm sáng tác
Làng Truyện ngắn Kim Lân 1948
Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn Nguyễn Thành Long 1970
Chiếc lược ngà Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng 1966
Bến quê Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1985

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 9 tập 2)

Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa

Bác lái xe dừng lại ở chân đỉnh Yên Sơn giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ anh thanh niên làm công tác khí tượng, vật lý địa cầu sống trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi 30 phút anh kể cho hai người nghe về công việc và cuộc sống của anh. Khi ông muốn vẽ, anh thanh niên, anh đã nhanh nhảu giới thiệu những người đồng nghiệp cống hiến thầm lặng.

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 9 tập 2)

* Ông Sáu (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con… nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi “cha”. Những chi tiết này thể hiện một nét thiêng liêng, bao dung của tình phụ tử trong lòng ông Sáu. Ông đã hy sinh tình gia đình, lo việc chiến đấu cho tổ quốc thì những ngày ngắn ngủi hiếm hoi trong gia đình, ông lại nỗ lực vun đắp tình cha con đã lạnh lẽo trong xa cách nhiều năm chinh chiến. Nhưng ông Sáu càng chờ đợi bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Đoạn tường thuật về sự đối thoại giữa bé Thu và ông Sáu lúc nấu cơm đã gây lôi cuốn cho chúng ta vì sự kiên quyết, im lặng của ông Sáu càng kéo dài thì càng thể hiện sự khao khát bé Thu gọi “ba”. Nhưng ông Sáu càng chờ đợi bao nhiêu, bé Thu lại né tránh bấy nhiêu. Điều đó đã thể hiện tính cách của cô bé này từ thuở nhỏ: sự ngây thơ, gan lì và bướng bỉnh.

Xem Thêm:  GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người - Giáo dục công dân lớp 6 trang 8 sách Chân trời sáng tạo

Câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm: ông Sáu biểu lộ tình yêu thương con bằng hành động gắp cho bé Thu cái trứng cá, nhưng nó bắt thần hất ra. Ở đây, tính cách hai nhân vật chính đã thể hiện rất rõ và trở nên xung đột quyết liệt: Tình thương con biến thành sự giận dữ và thái độ của bé Thu cũng biến thành sự dỗi hờn. Câu chuyện diễn tiến như vậy là rất tự nhiên nhưng nó vẫn tạo ra trong lòng người đọc biết bao sửng sốt, ngạc nhiên và hồi hộp theo dõi. Đọc đến đây ai cũng thắc mắc tại sao người cha lại giận dữ đến thể và tại sao đứa con lại kiên quyết không nhận cha mình. Đó là nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng cố tình tạo nên trong lòng ta.

Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ văn lớp 9 tập 2)

Vẻ đẹp của thiên nhiên trong truyện ngắn Bến quê – Nguyễn Minh Châu

+ Vào một buổi sáng đầu thu, quanh khung cửa sổ Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh, bãi bồi bên kia sông

+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn

+ Cảnh vật thiên nhiên đều mang vẻ đẹp quen thuộc, bình dị

→ Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của quê hương

– Cảnh thiên nhiên bình dị, trong lành, thân thuộc.

5/5 - (698 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Bài viết số 7 lớp 10: Văn nghị luận (Từ đề 01 đến đề 04)

T7 Th2 19 , 2022
Bài viết số 7 lớp 10: Văn nghị luận là một bài kiểm tra tập làm văn lớp 10 làm tại nhà, chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho tất cả các bạn một số bài văn mẫu lớp 10 về văn nghị luận. Đây […]
Bài viết số 7 lớp 10: Văn nghị luận (Từ đề 01 đến đề 04) - bai viet so 7 lop 10 van nghi luan tu de 01 den de 04 147110