Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Mời các bạn học sinh lớp 9 cùng theo dõi mẫu bài soạn Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có thêm nhiều tài liệu học tập.

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) sẽ giúp các bạn lớp 9 nắm vững các nội dung quan trọng của bài học và trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2 trang 65 đến 68 để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến lớp. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm một số bài soạn khác tại chuyên mục Soạn văn 9. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện đầy đủ

I. Kiến thức cơ bản

1. Chỉ ra vấn đề nghị luận trong các đề bài sau:

Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Gợi ý: Nghị luận về:

– Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

– Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

– Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

– Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

2. So sánh yêu cầu của từng đề bài trên.

Gợi ý: Sự khác nhau về yêu cầu (mệnh lệnh) trong các đề bài trên thể hiện ở hai từ phân tích và suy nghĩ:

+ Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.

+ Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.

+ Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 7: Phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

3. So sánh đề bài sau với các đề bài trên.

Con người trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Gợi ý: Đề bài này không đưa ra mệnh lệnh cụ thể (phân tích hay nêu suy nghĩ); dạng đề bài này có tính chất mở, đòi hỏi người viết phải tự vận dụng tổng hợp các thao tác cho có hiệu quả nhất.

4. Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề bài để:

– Xác định vấn đề nghị luận: nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân;

– Xác định yêu cầu (mệnh lệnh) của đề bài: nêu suy nghĩ.

– Tìm ý: Vấn đề nghị luận biểu hiện trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) như thế nào? Nội dung nào là trọng tâm của vấn đề nghị luận? Em cần đưa ra suy nghĩ của mình về những nội dung nào của vấn đề nghị luận? Cần chứng minh cho nhận định của mình bằng những hình ảnh, chi tiết nào trong tác phẩm (hoặc đoạn trích)?

– Chẳng hạn:

+ Ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước như thế nào?

+ Nhân vật ông Hai có đặc điểm gì nổi bật nhất?

+ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?

+ Những hình ảnh, chi tiết nào cho thấy một cách sinh động tình yêu làng, yêu nước của nhân vật này? (tâm trạng, cử chỉ, hành động, lời nói…).

Bước 2: Lập dàn bài

– Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

– (1) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm (hoặc đoạn trích) và vấn đề nghị luận:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng;

+ Giới thiệu nhân vật chính của truyện – ông Hai;

+ Đưa ra nhận định chung về nhân vật này.

– (2) Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm, thể hiện những nội dung khác nhau của vấn đề nghị luận, chứng minh bằng những luận cứ cụ thể trong tác phẩm (hoặc đoạn trích); trình bày nhận định của mình về từng nội dung của vấn đề nghị luận.

– Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai:

+ Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;

+ Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;

+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây;

+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.

– Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Đặt nhân vật vào tình huống giàu kịch tính để khắc họa tính cách;

Xem Thêm:  Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người - Cánh diều

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật: nội tâm, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ…

+ Nghệ thuật kể chuyện: khắc hoạ nhân vật qua đối thoại, độc thoại…

(3) Kết bài

– Đánh giá khái quát về ý nghĩa của vấn đề nghị luận:

+ Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân ngợi ca tình yêu quê hương đất nước của người nông dân.

+ Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật.

+ Mở rộng liên hệ, trình bày suy nghĩ, bài học từ vấn đề vừa nghị luận: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai giúp em hiểu thêm điều gì?

Bước 3: Viết bài

+ Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

+ Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.

+ Ngoài việc viết đúng, cần rèn luyện để lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm.

Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa

+ Kiểm tra xem bố cục bài viết đã hoàn chỉnh chưa;

+ Các luận điểm trình bày như thế đã rõ chưa? Luận cứ đã thuyết phục chưa? Có cần bổ sung dẫn chứng không?

+ Soát xem có mắc các lỗi chính tả, dùng từ, câu nào không?

II. Rèn luyện kĩ năng

Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

1. Hãy lập dàn bài.

Gợi ý: Thực hiện theo trình tự các bước từ tìm hiểu đề, tìm ý đến lập dàn bài.

Chú ý: Với vấn đề nghị luận là truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, cần trình bày suy nghĩ của mình về những phương diện sau:

+ Cốt truyện: Tóm tắt được cốt truyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện;

+ Nhân vật: Tập trung vào nhân vật chính – lão Hạc.

+ Nhà văn đã phản ánh sinh động, sâu sắc bi kịch của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, qua đó ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, lòng tự trọng của con người.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nội tâm, ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói…

+ Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện về số phận của Lão Hạc được kể qua nhân vật ông giáo – xưng “tôi”. Cách dẫn dắt truyện bất ngờ, giàu kịch tính. Ngôn ngữ sắc sảo, sinh động.

+ Em đưa ra những suy nghĩ của mình từ những phương diện trên. Cuối cùng, phải đánh giá được giá trị của toàn bộ tác phẩm.

2. Viết phần mở bài, và một đoạn thân bài cho bài văn với đề bài trên.

Gợi ý:

Có nhiều cách mở bài:

– Đi từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng: Giới thiệu về tác giả Nam Cao -> giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc -> nêu khái quát nhận định của mình về tác phẩm.

– Giới thiệu trực tiếp vào truyện: Giới thiệu truyện ngắn Lão Hạc -> nêu nhận định khái quát về giá trị của tác phẩm.

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài thơ Tràng giang (4 Mẫu + Sơ đồ tư duy)

+ Mỗi đoạn văn thể hiện trọn vẹn một ý, em nên chọn một trong các ý của dàn bài để viết thành một đoạn văn. Chú ý: Đưa ra luận điểm -> Chứng minh bằng luận cứ cụ thể trong tác phẩm -> Chốt lại đoạn, và chuyển ý (sang đoạn tiếp theo).

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ngắn gọn

I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

(Trang 64 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc các đề bài sau …

a. Các đề bài bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận về tác phẩm truyện:

– Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

– Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

– Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

– Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

b. – Đề bài Suy nghĩ: Yêu cầu nêu nhận xét về tác phẩm trên góc nhìn nào đó, thiên về chủ quan.

– Đề bài Phân tích: Yêu cầu phân tích rồi đưa ra nhận xét mang tính khách quan.

II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Các em tự đọc SGK trình tự các phần Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại bài viết và sửa chữa để hiểu cách làm bài.

III. Luyện tập

(Trang 68 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Cho đề bài …

Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

1. Mở bài:

Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phẩm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

2. Thân bài (Tham khảo 1 đoạn phần thân bài):

Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: Vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về sự nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ nãy, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy” sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: Lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến chết.

5/5 - (652 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về câu nói Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp

T7 Th2 19 , 2022
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về câu nói Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp gồm dàn ý chi tiết, cùng 4 bài văn mẫu giới thiệu cho các bạn đọc cách làm một bài văn […]
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về câu nói Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp - van mau lop 9 nghi luan ve cau noi giua mot vung dat kho can soi da cay hoa dai van moc len va no nhung chum hoa that dep 148963