Soạn bài Các thao tác nghị luận – Soạn văn 10 tập 2 tuần 32 (trang 131)

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về các thao tác nghị luận. Soạn bài Các thao tác nghị luận - Soạn văn 10 tập 2 tuần 32 (trang 131) - cac thao tac nghi luanchiase24.com sẽ cung cấp bài Soạn văn 10: Các thao tác nghị luận, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn văn 10: Các thao tác nghị luận

Soạn văn Các thao tác nghị luận

I. Khái niệm

1. 

– Trong thực tế, người ta vẫn hay nói đến từ thao tác như: thao tác đánh máy, thao tác làm bài, thao tác bật – tắt máy tính…

– Từ thao tác được dùng với nghĩa: chỉ việc thực hiện động tác theo trình tự yêu cầu kỹ thuật nhất định.

2. 

– Thao tác nghị luận là một trong những loại thao tác mà con người vẫn thường tiến hành trong đời sống.

– Thao tác nghị luận có điểm tương đồng và khác biệt:

Tương đồng: đều được quy định chặt chẽ về động tác, yêu cầu và trình tự.

Khác biệt: trong thao tác nghị luận, các động tác đều thực hiện nhằm mục đích thuyết phục người đọc người nghe hiểu, đồng tình với ý kiến của mình.

II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a. Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ dưới đây:

Tổng hợp là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

Phân tích là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kỹ càng.

Quy nạp là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lý phổ biến.

Diễn dịch là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b. Trong lời tựa “Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lý do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lý do. Anh (chị) thấy tác giả sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch? Vì sao? Việc dùng diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì?

– Tác giả sử dụng thao tác phân tích.

– Nguyên nhân: Hoàng Đức Lương đã đưa vấn đề cần nghị luận ra thành bốn yếu tố để xem xét, chứ không xuất phát từ cái chung để để đưa ra kết luận riêng.

Xem Thêm:  Top 10+ cách phối áo sơ mi cho các quý ông luôn lịch lãm và đầy sức cuốn hút

– Việc dùng phân tích như vậy góp phần làm sáng rõ, đầy đủ lý do thơ văn không lưu truyền hết ở đời.

– Nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”:

  • Câu 1 sang câu 2: phân tích để làm rõ mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước.
  • Hai câu đầu với câu 3: diễn dịch, đi từ luận điểm lớn “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, để đưa ra kết luận riêng phải bồi dưỡng nhân tài…

c. 

– Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lý do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận: Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành.

  • Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp.
  • Thao tác tổng hợp giúp cho quá trình lập luận trở nên thuyết phục hơn bởi toàn bộ các lý do được thâu tóm lại bằng một kết luận có sức thuyết phục.

– Đoạn trích trong “Hịch tướng sĩ”: sử dụng thao tác quy nạp, nguyên nhân là do tác giả đã đưa ra những dẫn chứng trước đó rồi mới kết luận lại vấn đề.

d. Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không? Vì sao?

Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết: nhận định đúng với điều kiện tiền đề để diễn dịch phải chân thực và cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác.

Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và có tính xác thực: nhận định không chính xác. Khi chưa xét toàn bộ các trường hợp riêng) thì chừng đó, mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn phải chờ thực tiễn chứng minh.

Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích: nhận định đúng. Vì phải có quy trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng mới thực sự hoàn thành.

2. Thao tác so sánh

a. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hy sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

Tác giả dùng thao tác nào? Câu văn nhấn mạnh sự khác nhau hay giống nhau?

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ thơ cuối trong bài thơ Bếp lửa

Gợi ý:

  • Tác giả sử dụng thao tác so sánh (tinh thần yêu nước xưa và nay).
  • Câu văn nhấn mạnh sự giống nhau (ở tinh thần yêu nước).

b. Đoạn “Bàn về việc so sánh đức Lý và nhà Lê” trong Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu ở SGK có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như đoạn trên không? Từ đó suy ra thao tác so sánh gồm mấy loại chính?

– Đoạn văn nhằm nhấn mạnh sự khác nhau (giữa Lê Đại Hành và Lý Thái Tổ).

– Như vậy thao tác so sánh gồm hai loại chính: so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, so sánh nhằm nhận ra sự khác nhau.

c. Có người hoài nghi tác dụng của so sánh vì cho rằng “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

– Ý kiến “mọi so sánh đều là khập khiễng” hoàn toàn có cơ sở. Bởi các đối tượng so sánh đôi khi không hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản.

– Các ý kiến đúng:

  • Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó.
  • Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
  • Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

Tổng kết:

– Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

– Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận.

– Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và cũng có thể có hạn chế riêng. Người nghị luận cần nắm vững các ưu thế và hạn chế đó để có thể vận dụng những thao tác thích hợp, bảo đảm cho hoạt động nghị luận đạt được hiệu quả cao.

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm hiểu đoạn trích trong SGK và cho biết:

– Tác giả muốn chứng minh điều gì?

– Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?

– Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?

Gợi ý:

– Tác giả muốn chứng minh: Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hoá dân gian

– Tác giả đã sử dụng các thao tác nghị luận: phân tích

  • Luận điểm chung được chia thành các yếu tố (thi liệu dân gian, ngôn ngữ dân gian…).
  • Các yếu tố nhỏ lại tiếp tục được chia thành các yếu tố nhỏ hơn (chẳng hạn, ngôn ngữ dân gian được chia thành tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thanh điệu…).
Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa (3 mẫu)

– Cách dùng thao tác nghị luận này hay ở chỗ: Luận điểm được phân tích một cách chặt chẽ, thấu đáo.

Câu 2. Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được yêu cầu sau đây:

– Đề cập tới một vấn đề đang được đặt ra cấp thiết trong đời sống (mục đích, động cơ học tập, phòng chống tệ nạn xã hội, đề phòng tai nạn giao thông…).

– Cố gắng sử dụng hiệu quả nhiều thao tác nghị luận vừa được học.

Gợi ý:

Việc học tập có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt nhất là ý thức tự giác học tập. Học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở. Như vậy tự giác học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo. Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập. Họ luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ… Người tự giác trong học tập luôn là người năng động, sáng tạo, tích cực trong công việc của tập thể. Người có tinh thần tự giác trong học tập còn có thể tự học – tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Một người biết tự giác trong học tập sẽ giúp bản thân trở thành một người chủ động, sáng tạo và càng ngày càng tiến bộ trên con đường học thức.

5/5 - (606 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Văn mẫu lớp 12: Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân

T7 Th2 19 , 2022
Hồn Trương Ba, xác hàng thịt là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lưu Quang Vũ. Bởi vậy, chiase24.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân. Hy vọng với dàn ý và 5 bài văn […]
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân