Phương pháp ghi nhớ thông tin tác giả bằng từ khóa quan trọng

Danh mục bài viết

STT

Tác giả

Từ khóa quan trọng

Đôi nét về tác giả

1

Thạch Lam

(1910 – 1942)

– những truyện không có chuyện

– thế giới nội tâm nhân vật

– trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng

Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng.

2

Vũ Trọng Phụng

(1912 – 1939)

– ông vua phóng sự đất Bắc

– căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời

Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Các tác phẩm của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.

3

Nam Cao

(1917 – 1951)

– văn học hiện thực phê phán

– người nông dân, trí thức nghèo

– lạnh lùng, nhưng chan chứa tình thương

– phân tích tâm lí nhân vật

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán. Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về đề tài người nông dân và người trí thức nghèo. Nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.

4

Xuân Diệu

(1916 – 1985)

– Ông hoàng thơ tình yêu Việt Nam.

– nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới

– tình yêu và tuổi trẻ

– khát vọng tận hưởng tận hiến

Xuân Diệu được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”. Cái tôi trong thơ ông luôn khao khát rạo rực với mong muốn được tận hưởng tận hiến.

4

Huy Cận (1919 – 2005)

– yêu thiên nhiên, đất nước

– cái tôi cô đơn

– ám ảnh về không gian

Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới. Thơ Huy Cận thường bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

Xem Thêm:  Khoa học lớp 4 Bài 42: Sự lan truyền âm thanh

6

Hàn Mặc Tử

(1912 – 1940)

tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế

– trường phái thơ điên

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Hồn thơ Hàn Mặc Từ nổi bật với những tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

7

Hồ Chí Minh

(1980 – 1969)

– nhà văn, nhà thơ lớn

– chất thơ, chất thép

– tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người

Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn. Các tác phẩm của Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người.

8

Quang Dũng

(1921 – 1988)

– đa tài

– người lính

– lãng mạn, hào hùng

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, soạn nhạc… Thơ của ông thể vừa lãng mạn, vừa hào hùng thể hiện chất lính trong đó.

9

Tố Hữu

(1920 – 2002)

– nhà thơ của cách mạng

– trữ tình chính trị

Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam. Thơ của Tố Hữu trẻ trung, sôi nổi mang đầy nhiệt huyết cách mạng.

10

Nguyễn Khoa Điềm

(sinh năm 1943)

– nhà thơ, chiến sĩ

– cảm xúc nồng nàn kết hợp với suy tư sâu lắng

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Thơ của ông hấp dẫn bởi sự kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

11

Xuân Quỳnh

(1942 – 1988)

– nữ hoàng thơ tình yêu

– tình cảm trong sáng, giản dị

Xem Thêm:  Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 1

– khát vọng đời thường

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam. Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

12

Thanh Thảo

(sinh năm 1946)

– chủ nghĩa tượng trưng siêu thực

– triết lý

– tự do, phóng khoáng

Thanh Thảo là một trong những cây bút nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu cái tôi cá nhân. Thơ ông giày suy tư, mãnh liệt, phóng túng cảm xúc và nhuốm màu tượng trưng siêu thực.

13

Nguyễn Tuân

(1910 – 1987)

– “cái định nghĩa về người nghệ sĩ”

– “suốt đời đi tìm cái đẹp”

– “chủ nghĩa xê dịch”

– thúc đầy tùy bút, bút kí phát triển

– “ngông”, tài hoa và uyên bác

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại đó là thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ văn học của dân tộc.

14

Hoàng Phủ Ngọc Tường

(sinh năm 1937)

– nhà văn chuyên viết bút ký

– kết hợp chất trí tuệ với tính trữ tình, nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết bút ký. Các sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…

15

Tô Hoài

(1920 – 2014)

– hiểu biết về phong tục, tập quán

– diễn tả sự thật đời thường

Xem Thêm:  KHTN Lớp 6: Bài tập Chủ đề 9 và 10 - Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều trang 164

Tô Hoài có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường thuộc nhiều thể loại.

16

Kim Lân (1920 – 2007)

– nhà văn chuyên viết truyện ngắn

– viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân

– một số tác phẩm viết cho thiếu nhi

Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có tác phẩm đăng báo trước cách mạng. Vốn gắn bó với nông thôn, các tác phẩm của ông chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.

17

Nguyễn Trung Thành

(sinh năm 1932)

– gắn bó với Tây Nguyên

– chất sử thi

Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Các sáng tác của ông thường mang âm hưởng sử thi hào hùng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

18

Nguyễn Thi

(1928 – 1968)

– chiến sĩ, nhà văn

– nhà văn của Nam Bộ

Nguyễn Thi là nhà văn tiêu biểu của giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Các tác phẩm của ông thể hiện tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc sâu sắc và đậm chất Nam Bộ…

19

Lưu Quang Vũ

(1948 – 1988)

hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX

– tài năng

Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.

5/5 - (448 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống

T7 Th2 19 , 2022
Đoạn văn nghị luận về chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống gồm 2 đoạn văn mẫu hay nhất. Qua tài liệu này giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bài viết cho riêng mình. Ngoài ra các bạn […]
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống - van mau lop 12 doan van nghi luan ve chap nhan su khac biet trong cuoc song 152710