NAT là gì? Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật NAT

1

NAT là kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến trong mạng sử dụng địa chỉ cục bộ, hoặc cần truy cập đến mạng công cộng internet.  Vậy NAT là gì? Hôm nay chiase24.com chia sẻ kiến thức công nghệ bổ ích này tới bạn nhé!!!

NAT là gì?

NAT là gì?
NAT là gì?

NAT là viết tắt của cụm từ network address translation, được dịch là biên dịch địa chỉ mạng. Đây là một kỹ thuật cho phép chuyển đổi từ một địa chỉ IP này thành một địa chỉ IP khác, trong gói tin đang được truyền qua một thiết bị định tuyến. Trong thời đại công nghệ internet phát triển như hiện nay khi có tới hơn 350 triệu người truy cập internet mỗi ngày, kỹ thuật NAT dường như trở thành một yếu tố rất quan trọng. NAT cho phép một thiết bị như routerhoạt động với vai trò như một người đại diện trung gian giữa internet và local.

Phân loại các loại NAT hiện nay

Static nat

Static nat được dùng trong trường hợp chuyển đổi một địa chỉ IP này thành một địa chỉ IP khác. Phép chuyển đổi này thường diễn ra giữa một địa chỉ cục bộ sang một địa chỉ công cộng, mà quá trình này được cài đặt thủ công, có sự tương ứng duy nhất giữa địa chỉ ánh xạ và địa chỉ ánh xạ chỉ định. Static nat thường được sử dụng ở những thiết bị cần phải có địa chỉ cố định mới có thể truy cập từ bên ngoài internet. Những thiết bị phổ biến này có thể là server như web, mail…

Xem Thêm:  IDE là gì? Lợi ích của việc sử dụng phần mềm IDE

Dynamic NAT

Dynamic NAT dùng để ánh xạ một địa chỉ IP này sang một địa chỉ IP khác một cách tự động, thường được sử dụng trong trường hợp ánh xạ từ một địa chỉ cục bộ sang một địa chỉ đã được đăng kí. Bất kỳ một địa chỉ IP nào trong hệ thống địa chỉ IP công cộng đã được định trước đều có thể gắn thiết bị bên trong mạng.

NAT overload

NAT overload là một dạng của dynamic NAT, thực hiện ánh sáng nhiều địa chỉ IP thành một địa chỉ IP, và sử dụng các địa chỉ số cổng khác nhau để phân biệt cho từng chuyển đổi.

Nhiệm vụ của NAT là gì?

NAT sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp các gói tin tồn tại giữa các lớp mạng khác nhau trong cùng hệ thống mạng lớn. Lúc này, NAT sẽ thực hiện thay đổi một hay cả hai địa chỉ IP tồn tại bên trong gói tin, đi qua router và các thiết bị mạng. Ở một số trường khác, NAT còn được người dùng xem là bức tường lửa, có khả năng duy trì bảng thông tin về từng gói tin được gửi qua hệ thống mạng. Nếu thiết bị máy tính đang hoạt động mà xảy ra sự cố khi kết nối với website trên internet thì địa chỉ public được cấu hình trước đó sẽ thực hiện thay thế cho địa chỉ IP nguồn.

nat là gì
Nhiệm vụ của NAT là gì?

Ở giai đoạn khi gói tin được truyền tải quay trở lại NAT, NAT sẽ thực hiện thay đổi địa chỉ đích đến thành địa chỉ PC bên trong hệ thống mạng và tiếp tục chuyến đi. Trong quá trình này, NAT sẽ làm nhiệm vụ lọc các gói tin đến, xét duyệt quyền truy cập của IP đến một port nào đó.

Xem Thêm:  Template là gì? Cách chọn template phù hợp cho website

Ưu điểm và nhược điểm của NAT

Ưu điểm

  • Ưu điểm của NAT được đưa ra nhằm giải quyết về vấn đề thi môn địa chỉ của ipv4.
  • NAT có khả năng chia sẻ kết nối internet hay một mạng khác với nhiều máy trong mạng LAN, chỉ bằng một địa chỉ IP duy nhất hay một dãy địa chỉ IP cụ thể.
  • NAT che giấu địa chỉ IP trong mạng lan
  • NAT giúp nhà quản trị mạng lọc được các gói tin gửi đến hay gửi từ một địa chỉ IP và cho phép hay cấm truy cập đến một port cụ thể.

Nhược điểm

nat là gì
Ưu điểm và nhược điểm của NAT

Bên cạnh những ưu điểm nhìn thấy được khi có sự xuất hiện của NAT thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • NAT làm tăng độ trễ, độ trễ trong quá trình switching, bởi CPU sẽ phải kiểm tra mọi gói tin để xác định có phải translate gói nói tin đó hay không, và sau đó thực hiện thay đổi IP header và TCP header.
  • Việc che giấu địa chỉ IP trong mạng lan đem đến rất nhiều lợi ích nhưng đây cũng chính là một nhược điểm của nat. Bởi vì rất khó để kiểm tra nguồn gốc của địa chỉ IP, khi thực hiện các kết nối và tìm ra dấu vết của gói tin đã nhiều lần thay đổi địa chỉ.
  • NAT khiến cho một số ứng dụng sử dụng địa chỉ IP không làm việc được do nó giấu địa chỉ IP, đặc biệt là những ứng dụng ảnh sử dụng địa chỉ vật lý mà không sử dụng tên miền.
Xem Thêm:  HDR là gì? Khi nào nên sử dụng tính năng HDR?

NAT vừa đem đến những ưu điểm tuyệt vời trong quá trình sử, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về NAT. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: SEM là gì? Kỹ thuật cải thiện thứ hạng và quảng cáo trên công cụ tìm kiếm

5/5 - (587 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Layout là gì? Một số công thức thiết kế layout hoàn hảo

T4 Th10 2 , 2019
Layout là một trong những khái niệm cơ bản và quen thuộc ở lĩnh vực thiết kế. Layout giúp bạn hiểu hơn về cách dàn trang, cách sắp xếp bố cục,…từ đó giúp bạn có được sản phẩm với thiết kế bắt mắt, thu hút người xem. Vậy layout là […]
layout là gì