Lý thuyết Hóa học cần nhớ trước khi đi thi

Danh mục bài viết

Lý thuyết Hóa học cần nhớ trước khi đi thi THPT Quốc gia 2021 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết trọng tâm, cơ bản giúp các em nắm thật chắc kiến thức Hóa học để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài thi môn Hóa THPT Quốc gia 2021.

Môn Hóa học được thi theo hình thức trắc nghiệm, nên các em cần nắm chắc kiến thức mới giải nhanh, dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia môn Hóa. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của chiase24.com:

Lý thuyết Hóa học cần lưu ý trước khi đi thi THPT Quốc gia 2021

Các chất, ion tác dụng được với axit và bazơ: HCO3-, H2PO4-, HPO4(2-), HS-,H2NRCOO-, Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn,ZnO, Zn(OH)2, Be, BeO, Be(OH)2, Pb,Pb(OH)2, Sn, Sn(OH)2, Cr2O3, Cr(OH)3.

  • Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng: Cr2O3, Si, SiO2, SnO2, Pb(OH)2, Pb, Sn, Sn(OH)2 và tất cả các chất tác dụng được với kiềm loãng.
  • Các polime vừa tác dụng được với axit, bazơ: nilon-6, nilon-7, capron, nilon-6,6, lapsan, thủy tinh hữu cơ, PVA…
  • Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là: nilon-6, nilon-7, lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), nhựa novolac, rezol.
  • Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: tất cả (trừ các polime điều chế từ phản ứng trùng ngưng ở trên). Ví dụ: buna, PVC, PE, PVA….
Xem Thêm:  Chuyên đề sở hữu cách trong tiếng Anh - Cách dùng và bài tập sở hữu cách trong tiếng anh

Lưu ý: Tơ visco, axetat được điều chế từ p/ứ thông thường (không trùng ngưng, cũng như trùng hợp).

Monome thường gặp:

  • Nilon-6: axit e-aminocaproic:H2N(CH2)5COOH.
  • Nilon-7: axit w-aminoenantoic: H2N (CH2)6COOH.
  • Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.
  • Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit adipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylendiamin: H2N(CH2)6NH2.
  • Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.

Phân tử khối của các polime:

  • Nilon-6, capron: 113
  • Nilon-7 (tơ enang): 127
  • Nilon-6,6: 226
  • Lapsan: 192

– Các chất có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin và glycogen.

– Không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit (hay rezit).

– Không phân nhánh (mạch thẳng): còn lại, ví dụ: buna, PE, PVC…

– Những chất làm mất màu dung dịch brom: axit không no, andehit, ancol không no, ete không no, phenol, catechol, rezoxinol, hidroquinon, anilin, styren và đồng đẳng…., – SO2, Cl2, xicloankan vòng ba cạnh, Br2, Fe2+, HCOOH, este của axit fomic, muối của axit fomic…..

– Các monosaccarit không bị thủy phân là: glucozo, fructozo.

– Các disaccarit bị thủy phân: mantozo, saccarozo.

– Các polisaccarit bị thủy phân: tinh bột, xenlulozo.

CÁC LƯU Ý KHÁC

* Các ancol có 2 nhóm OH liền kề, mới phản ứng được với Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.

* Al, Zn không phải là kim loại lưỡng tính.

– Các ion tan được trong dung dịch NH3 dư: Ag+, Ni2+, Cu2+, Zn2+.

* Andehit HCHO, HCOOH tác dụng với [Ag(NH3)2]OH tạo ra muối vô cơ: (NH4)2CO3. Còn tất cả các andehit còn lại tạo muối R(COONH4)a.

Xem Thêm:  Hóa học 12 Bài 13: Đại cương về Polime - Giải Hóa học 12 trang 64

* Các kim loại có kiểu mạng lục phương: Mg, Be, Zn.

* Lập phương tâm diện: Ca, Sr, Al, Cu.

* Lập phương tâm khối: Li, Na, K, Rb,Cs, Ba, Cr.

* Đối với Fe, có 2 kiểu mạng tinh thể: lptk và lptd.

* Cu-Sn: đồng thanh, Cu-Zn: đồng thau, Cu-Ni: đồng bạch.

Các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu ôn tập môn Hóa dưới đây:

5/5 - (656 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Bí quyết chọn đáp án môn Địa lý thi THPT quốc gia chuẩn nhất

T6 Th2 18 , 2022
Việc giành điểm cao ở môn Địa là điều không khó nhưng để làm được thì thí sinh cần phải có phương pháp học và bám sát vào cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2021. Để giúp các bạn tránh bị điểm liệt với môn Địa lý, chiase24.com mách […]
Bí quyết chọn đáp án môn Địa lý thi THPT quốc gia chuẩn nhất - bi quyet chon dap an mon dia ly thi thpt quoc gia chuan nhat 154043