Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6

Luyện từ và câu: Cấu tạo của tiếng trang 6 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 1 Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 thật tốt. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, còn có thể tham khảo bài Tập đọc Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm của tuần 1 Tiếng Việt 4 tập một. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của chiase24.com:

Cấu tạo của tiếng trang 6 – Tuần 1

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 6, 7

Câu 1 (trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trả lời:

(Bầu / ơi / thương / lấy / bí / cùng / Tuy / rằng / khác / giống / nhưng / chung / một/ giàn ⟶ 14 tiếng).

Câu 2 (trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó?

Trả lời:

Xem Thêm:  Tập làm văn lớp 4: Luyện tập phát triển câu chuyện trang 82

(bờ – âu – bâu – huyền – bầu).

Câu 3 (trang 6 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

Trả lời:

Được tạo thành từ những bộ phận sau: âm đầu: b, vần: âu và thanh: huyền).

Câu 4 (trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:

a) Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

b) Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

Trả lời:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
Bầu b (bờ) âu huyền
ơi ơi ngang
thương th (thờ) ương ngang
lấy ỉ (lờ) ây sắc
b (bờ) i sắc
cùng c (cờ) ung huyền
tuy t (tờ) uy ngang
rằng r (rờ) ăng huyền
khác kh (khờ) ac sắc
giống gi (gi) ông sắc
nhưng nh(nhờ) ưng ngang
chung ch(chờ) ung ngang
một m (mở) ôt nặng
giàn gi (gi) an huyền

* Nhận xét:

  • Những tiếng có đủ các bộ phận như tiếng bầu: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.
  • Tiếng không có đủ các bộ phận: ơi (không có âm đầu).

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 7

Câu 1 (trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Xem Thêm:  Soạn bài Người tìm đường lên các vì sao trang 125

M:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
nhiễu nh iêu ngã

Trả lời:

Tiếng Âm đầu vần Thanh
nhiễu nh iêu ngã
điều đ iêu huyền
phủ ph u hỏi
lấy i ây sắc
giá gi a sắc
gương g ương ngang
người ng ươi huyền
trong tr ong ngang
một m ôt nặng
nước n ươc sắc
phải ph ai hỏi
thương th ương ngang
nhau nh au ngang
cùng c ung huyền

Câu 2 (trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1)

Giải câu đố sau:

Để nguyên, lấp lánh trên trời
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.

(Là chữ gì?)

Trả lời:

Để nguyên là sao, bớt âm đầu thành ao. Vậy chữ đó là chữ sao.

5/5 - (364 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

T6 Th2 18 , 2022
Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về cách mạng Trung Quốc những năm 1919 – 1939 và phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Đồng thời […]
Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) - lich su 8 bai 20 phong trao doc lap dan toc o chau a 1918 1939 154390