Danh mục bài viết
Logistics là một cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong nền kinh tế hiện nay. Logistics ra đời và có sức hút vô cùng lớn đối với giới trẻ. Vậy logistics là gì? Công việc của logistics như thế nào? Nếu bạn vẫn đang còn mơ hồ về khái niệm này thì hãy cùng với chiase24.com tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!!!
Logistics là gì?
Logistics là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Hiểu sâu hơn về khía cạnh kinh doanh, logistics là sự quản lý và điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa, năng lượng, thông tin cùng những nguồn lực khác nhau như sản phẩm, dịch vụ là con người. Thật khó để có thể hình dung khi có hoạt động sản xuất và tiếp thị không có sự trợ giúp của logistic.

Logistics bao gồm chính nhờ có hoạt động như lưu trữ hàng hoá, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển, thủ tục hải quan,…. Mục đích cuối cùng của logistics đó là đưa sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Logistic chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vậy khi làm tốt công tác logistics thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất lớn.
Ngành logistics đào tạo những công việc gì?
Nắm bắt được xu thế phát triển của kinh tế, hiện nay có rất nhiều trường đại học và trung tâm đào tạo ngành logistics. Vậy ngành học này đào tạo những công việc gì? Nếu bạn đang băn khoăn thì Viknews xin được giải đáp ngay nhé. Chuyên ngành logistics đào tạo các công việc sau:
Nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
Nhân viên quản lý hàng hóa
Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải
Nhân viên thu mua
Nhân viên kinh doanh logistics
Tiềm năng phát triển của ngành logistics
Mặc dù đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng 30 năm trở lại đây, tuy nhiên gần đây ngành logistics mới có sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng vô cùng ấn tượng lên đến 35 – 40%. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này vào khoảng 1.500 doanh nghiệp. Theo nhiều chuyên gia dự đoán, với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì ngành logistics sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa và số doanh nghiệp hoạt động sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp logistics được thành lập kéo theo đó là vấn đề lao động cũng được đề cập rất nhiều. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trong vòng 3 năm tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics cần phải tuyển thêm khoảng 18 nghìn lao động. Đây là những con số hoàn toàn tích cực dành cho những bạn sinh viên đang có ý định theo đuổi ngành logistics. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm vô cùng rộng mở tại các doanh nghiệp logistics trên cả nước.
Logistics đòi hỏi ở nhân viên rất nhiều nỗ lực và khả năng trao dồi ngoại ngữ, bởi vì phải tiếp xúc với hầu hết các doanh nghiệp cùng biên bản chứng từ dưới dạng tiếng Anh. Bên cạnh đó, đặc thù của chuyên ngành này đó là phải di chuyển rất nhiều. Bởi vậy mà logistics rất thích hợp đối với những ứng viên có sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ trong công việc. Nếu bạn đang thiếu những yếu tố này, hãy trang bị ngay cho mình từ hôm nay trước khi tham gia ứng tuyển vào logistic nhé.
Một số trường đào tạo chuyên ngành logistics
Logistics là một ngành khá mới và mới phát triển phượt bằng ở nước ta một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên đã có không ít các trường đại học ở Việt Nam đã đào tạo ngành học này từ khá sớm. Bạn có thể tham khảo một số trường đại học hàng đầu như:
Đại học ngoại Thương
Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
Đại học hàng hải Việt Nam
Đại học Quốc tế Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Đại học quốc tế RMIT
Cao đẳng Kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh
Cao đẳng Tài chính Hải quan
Đại học giao thông vận tải Hà Nội
Đại học Kinh tế Luật Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Lựa chọn học tập ở nước ngoài cũng là một phương pháp học tập rất thông minh. Nếu có điều kiện bạn hãy du học ở những nước có nền logistics phát triển.
Mức lương của nhân viên ngành logistics
Logistics officer: vị trí này không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm rất thích hợp với những ứng viên vừa mới ra trường. Mức lương dao động từ 6 đến 7 triệu đồng một tháng.

Logistics supervisor: khi có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm thì vị trí này sẽ được cất nhắc. Mức lương trong khoảng 1.000 đến 1.500 USD
Logistic manager: bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm và trình độ tiếng Anh vượt bậc. Mức lương có thể lên tới 4000usd
Logistics director: làm nhiệm vụ quản lý phân bổ và kiểm soát hoạt động logistics trong công ty. Bạn phải có ít nhất 8 năm kinh nghiệm mới được làm vị trí này. Mức lương từ 4.000 đến 6.000 USD
Supply chain director: còn được gọi là giám đốc chuỗi cung ứng. Mức lương của vị giám đốc chuỗi cung ứng trong khoảng 5.000 đến 7.000. mức lương cao đòi hỏi trách nhiệm trong công việc rất cao.
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về ngành logistic. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Surname là gì? Cách sử dụng surname chính xác nhất