Danh mục bài viết
Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 47, 48, 49 giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 22: Đường Trường Sơn. Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 22: Đường Trường Sơn
Lý thuyết bài Đường Trường Sơn
- Đường Trường Sơn ra đời vào ngày 19/5/1959.
- Đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã – Thanh Hóa, qua miền tây Nghệ An đến miền đông Nam bộ.
- Là tuyến giao thông quân sự chính chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của cải…cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
- Đường Trường Sơn là biểu tượng cho ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 49
Câu 1
Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Trong kháng chiến chống Pháp, trên dãy núi Trường Sơn đã hình thành một đường dây giao liên Bắc – Nam. Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19 – 5 – 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Đường Trường Sơn còn được gọi là đường Hồ Chí Minh.
Câu 2
Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta?
Trả lời:
Tính đến ngày đất nước thống nhất (30 – 4 – 1975), đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Trong thời gian ấy, trên đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
Ròng rã 16 năm, địch đã trút xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc hoá học. Nhưng dưới mưa bom, bão đạn của quân thù, bất chấp những khó khăn, gian khổ ngoài sức chịu đựng của con người, đường Trường Sơn ngày càng được mở thêm và vươn dài vể phía nam Tổ quốc. Trên các ngả đường Trường Sơn, miền Bắc chi viện cho miền Nam sức người, lương thực, vũ khí,… Cùng với cả nước, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã không quản gian lao, hết lòng tiếp tế và vận chuyển hàng cho bộ đội.