Danh mục bài viết
Lịch sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức về thời kỳ các quốc gia đầu tiên, thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 10 chương IV trang 40.
Việc soạn Sử 10 bài 6 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.
Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
Lý thuyết Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên.
– Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa ( khoảng 500 năm TCN ).
– Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất Ấn Độ , tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca
2. Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
– Quá trình hình thành và vai trò của vương triều Gúpta:
- Đầu công nguyên, miền Bắc AĐ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thời Gupta 319 – 467.
- Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung ấn Độ.
– Văn hoá dưới thời Gúp ta:
- Đạo phật tiếp tục phát triển. Kiến trúc chùa Hang, tượng phật đá.
- Ấn Độ giáo ( Hin đu giáo), thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo, thần thiện, thần ác. Kiến trúc tháp thờ thần nhiều tầng.
- Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn ( Sanskrit)
- Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin đu, mang tinh thần và triết lý Hinđu giáo rất phát triển.
– Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài:
- Ảnh hưởng đến các nước ĐNÁ.
- Yếu tố ảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo (Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).
Giải bài tập SGK Lịch sử 10 trang 40
Câu 1
Tại sao nói thời Gup-ta là thời kì định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ?
Gợi ý đáp án
- Đạo Phật tiếp tục được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá).
- Đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ bốn vị thần chính. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
- Chữ viết: từ chữ cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ viết Phạn.
- Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.
- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của của văn hóa Ấn Độ.
Câu 2
Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?
Gợi ý đáp án
Những yếu tố văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài:
- Phật giáo và Hin-đu giáo
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc nhất đền chùa, lăng mộ, tượng Phật…
- Chữ viết (chữ Phạn)
- Văn học: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá rộng rãi đến nhiều nơi: các nước ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Trung Quốc,…