Danh mục bài viết
Giải Hóa 11 Bài 23 giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức về Phản ứng hữu cơ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 11 chương 4 trang 105.
Giải bài tập Hóa 11 bài 23 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Giải Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ
Lý thuyết Phản ứng hữu cơ
I. Phân loại phản ứng hữu cơ
Dựa vào sự biến đổi thành phần và cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, có thể phân chia các phản ứng hóa học hữu cơ thành các loại chính sau:
1. Phản ứng thế
– Là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
2. Phản ứng cộng
– Là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
3. Phản ứng tách
– Là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
Tách nước (đehiđrat hóa) ancol etylic để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.
Tách hidro (đehiđro hóa) ankan điều chế anken.
Ngoài ba loại phản ứng trên, còn có các loại phản ứng khác như phản ứng phân hủy, phản ứng đồng phân hóa, phản ứng oxi hóa, …
Giải bài tập SGK Hóa 11 trang 105
Câu 1
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ.
Gợi ý đáp án
Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
Ví dụ: CH4 + Cl2 →(askt) CH3Cl + HCl
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
Ví dụ: C2H4 + Br2 → C2H4Br2
Phản ứng tách
Phản ứng tách là phản ứng trong đó một hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
Ví dụ: CH3 – CH2 – OH →(đk: H2SO4, 170oC) CH2 = CH2 + H2O
Câu 2
Cho các phương trình hóa học của phản ứng:
a) C2H6 + Br2 →(đk: as) C2H5Br2 + HBr.
b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2
c) C2H5OH + HBr →(đk: xt, to) C2H5Br H2O.
d)C6H14 →(đk: xt, to) C3H6 + C3H8.
e)C6H12 + H2 →(đk: xt, to) C6H14
g)C6H14 →(đk: xt, to) C2H6 + C4H8
1. Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g.
B. a, c.
C. d, e, g
D. a, b, c, e, g.
2. Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g
B. a, c.
C. d, e, g
D. b, e.
3. Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng
A. d, g
B. a, c
C. d, e, g
D. a, b, c, e, g.
Gợi ý đáp án
Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng a, c.
Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng b,e.
Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng d,g.
Câu 3
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?
Gợi ý đáp án
Câu 4
Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.
B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.
D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
Gợi ý đáp án
Đáp án B
Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.