Danh mục bài viết
Giải Hóa 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic giúp các em học sinh lớp 11 nắm vững được kiến thức về tính chất vật lý, tính chất hóa học của Silic. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 11 chương 3 trang 79.
Giải bài tập Hóa 11 bài 17 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Giải Hóa 11 Bài 17: Silic và hợp chất của silic
Lý thuyết Silic và hợp chất của silic
– Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.
II. Tính chất hóa học
– Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).
– Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
a. Tính khử
b. Tính oxi hóa
III. Trạng thái tự nhiên
– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi, chiếm gần 29,5% khối lượng vỏ Trái Đất.
– Trong tự nhiên chỉ gặp silic dưới dạng các hợp chất, chủ yếu là cát (SiO2), các khoáng vật silicat và aluminosilicat như: cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O), xecpentin (3MgO.2SiO2.2H2O), …
– Silic còn có trong cơ thể động vật, thực vật với lượng nhỏ và có vai trò đáng kể trong hoạt động của thế giới hữu sinh.
Giải bài tập SGK Hóa 11 trang 79
Bài 1
Nêu những tính chất hóa học giống và khác nhau giữa silic và cacbon. Viết các phương trình hóa học để minh họa?
Gợi ý đáp án:
Giống nhau:
- Đều có các số oxi hóa -4; 0; +2; +4
- Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
- Tính khử
Ví dụ: C + O2 → CO2
Si + O2 → CO2
Tính oxi hóa
Ví dụ: 4Al + 3C → Cl2C3
2Mg + Si → Mg2Si
Khác nhau:
- Cacbon chủ yếu thể hiện tính khử
- Silic tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm
- Số oxi hóa +2 ít đặc trưng đối với silic
Bài 2
Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?
A. SiO
B. SiO2
C. SiH4
D. Mg2Si
Gợi ý đáp án: Chọn B
Bài 3
Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là:
A. Cacon đioxit
B. Lưu huỳnh đioxit
C. Silic đioxit
D. Đinitơ pentaoxit
Gợi ý đáp án: Chọn C
Bài 4
Từ SiO2 và các hóa chất cần thiết khác, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế axit silixic?
Gợi ý đáp án: Các phương trình hóa học:
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3
Bài 5
Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32- → H2SiO3 ↓ ứng với phản ứng nào giữa các chất nào sau đây?
A. Axit cacbonic và canxi silicat
B. Axit cacbonic và natri silicat
C. Axit clohiđrit và canxi silicat
D. Axit clohiđrit và natri silicat
Gợi ý đáp án: Chọn D
Bài 6
Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20,0g tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hidro (đktc)
Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%.
Gợi ý đáp án:
Si + 2NaOH + 2H2O → Na2SiO3 + 2H2 ↑
1mol 2mol
0,30 mol 0,60 mol
%mSi = (0,3 . 28)/20 . 100% = 42%