Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam – Soạn Địa 8 trang 129

Địa lí 8 Bài 36 giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức về Đặc điểm chung của đất Việt Nam. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Địa lí 8 trang 129.

Soạn Địa lí 8 Bài 36 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây.

Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Lý thuyết Đặc điểm đất Việt Nam

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

b) Nước ta có ba nhóm đất chính

– Nhóm đất feralit

  • Phân bố ở vùng đồi núi thấp, chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên.
  • Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có màu đỏ vàng.
  • Thích hợp trồng nhiều loại cây công nghiệp.

– Nhóm đất mùn núi cao:

+ nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên.

+ phân bố dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới núi cao.

Xem Thêm:  100 bài tập trọng âm tiếng Anh lớp 5 (Có đáp án)

– Nhóm đất phù sa sông và biển

  • Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
  • Phân bố ở các đồng bằng
  • Tính chất đất: phì nhiêu, đất tơi xốp, ít chua, dễ canh tác và làm thủy lợi. Thích hợp
  • Gồm: đất phù sa ngọt, đất chua, đất phèn và đất mặn.

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

Đất đai là tài nguyên quý giá. Cần sử dụng hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu ở miền núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở đồng bằng ven biển.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 36 trang 129

Câu 1

So sánh nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng?

Gợi ý đáp án

Nhóm đất Đặc tính Phân bố Giá trị sử dụng
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…). Trồng cây công nghiệp.
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt… Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…) Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…
Xem Thêm:  GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Giáo dục công dân lớp 6 trang 15 sách Cánh diều

Câu 2

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.

a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.

b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.

c) Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên.

Gợi ý đáp án

– Vẽ biểu đồ:

Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam - Soạn Địa 8 trang 129 - bai 2 trang 129 sgk dia ly 8

– Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp theo là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%).

5/5 - (732 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

T6 Th2 18 , 2022
Tiết thứ Bài học Tên bài học (1) Số tiết (2) Thời điểm (3) Thiết bị dạy học (4) Địa điểm dạy học (5) 73,74 BÀI 6. CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG (13 tiết) Thánh Gióng 2 Tuần 19 Máy tính, phiếu học tập,bảng phụ Lớp học Thánh […]
Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam - Soạn Địa 8 trang 129 - ke hoach giao duc mon ngu van 6 sach ket noi tri thuc voi cuoc song 156499