Danh mục bài viết
CSR là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong sự phát triển kinh tế bền vững của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi mới thành lập đều phải thực hiện cam kết CSR. Vậy CSR là gì? Hãy tham khảo bài viết này của chiase24.com hiểu về CSR hơn nhé!!!
CSR là gì?
CC là viết tắt của cụm từ corporate social responsibility, tạm dịch là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chủ yếu là cam kết của doanh nghiệp về đạo đức trong kinh doanh, và sự đóng góp và phát triển kinh tế bền vững của xã hội. Những cam kết của doanh nghiệp thường hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, cho cộng đồng địa phương và xã hội.

CSR được coi như sự phát triển không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Đồng thời nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, CSR luôn là điều kiện bắt buộc, điều này sẽ mang đến nhiều giá trị lợi ích thiết thực cho cộng đồng hơn. Trách nhiệm xã hội cơ bản của doanh nghiệp có thể kể đến như!
- Giữ gìn phát triển bản sắc văn hóa.
- Bảo vệ quyền lợi cho người lao động và gia đình họ.
- Bảo vệ môi trường
- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi nhất cho người lao động cùng những ưu đãi đặc biệt dành cho người lao động.
- Đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cộng đồng.
- Thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo công ty.
- Chống tham nhũng
Mối quan hệ giữa CSR với các thành phần
CSR và quản trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần cam kết thực hiện biên bản trong các hoạt động kinh doanh, cung cấp những thông tin về tài chính của người thông tin về hoạt động kinh doanh cho cổ đông và công chúng cũng như đến các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cam kết không có những hành vi hối lộ và tham nhũng xảy ra trong hoạt động của doanh nghiệp. Luôn luôn tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế, cạnh tranh kinh doanh một cách lành mạnh. Luôn có ý thức xây dựng và thực hiện các quy chuẩn đạo đức trong kinh doanh.
CSR và người lao động
CSR, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần phải đảm bảo không có lao động trẻ em, không có lao động bị cưỡng bức. Áp dụng các hình thức tuyển mộ và các hình thức kỷ luật một cách công bằng, không có sự phân biệt đối xử. Thời gian làm việc của người lao động được quy định rõ ràng.
Người lao động khi đến làm việc tại doanh nghiệp cần phải có hợp đồng lao động, trong đó đã ghi rõ chế độ tiền lương, tiền thưởng cùng các chế độ bảo hiểm khác. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo tạo một môi trường làm việc an toàn nhất cho người lao động. Các chế độ đãi ngộ như: nhà ăn, nuớc uống, phương tiện đi lại,…phải luôn được chú ý hàng đầu.
CSR và môi trường

Trong cam kết xã hội của doanh nghiệp CSR luôn cần phải có nội dung, môi trường cần phải đảm bảo trong sạch. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm áp dụng các công nghệ và biện pháp xử lý chất thải, không gây nguy hiểm tới môi trường và biến đổi khí hậu.
CSR và cộng đồng
CRS và cộng đồng được hiểu đó là là trách nhiệm hoạt động từ thiện của doanh nghiệp. Luôn luôn có tinh thần tại Phúc lợi chung cho xã hội, phát triển nguồn nhân lực cho quốc gia,… Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có ý thức giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa cộng đồng, nhất là những di sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch.
Doanh nghiệp cần làm gì để áp dụng chiến lược CSR hiệu quả?
- Để có chiến lược CSR hiệu quả doanh nghiệp cần phải áp dụng đồng bộ CSR trong hoạt động chuỗi cung ứng thay vì chỉ áp dụng bộ quy tắc của khách hàng.
- Hiểu CSR rộng hơn với tiêu chuẩn và trách nhiệm đơn thuần về con người và trách nhiệm với xã hội.
- Luôn cố gắng nỗ lực, để đáp ứng những tiêu chuẩn của tổ chức tài chính quốc tế hay tổ chức tín dụng về nghĩa vụ thúc đẩy bảo vệ quyền con người và môi trường…
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng những công nghệ giảm thiểu ô nhiễm hay xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
- Muốn có hoạt động minh bạch và công khai về hoạt động doanh nghiệp sản phẩm cũng như môi trường kinh doanh.
- Cũng có mối quan hệ kinh doanh-phi chính phủ và cộng đồng trong CSR
CSR là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, giờ đây chúng được coi trọng hơn rất nhiều, dần trở thành một chiến lược trong hoạt động kinh doanh. Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp luôn phải kèm theo yếu tố phát triển bền vững của xã hội. Hi vọng bài viết này là đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về CSR. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Vinegar là gì? Một số loại giấm thường sử dụng hiện nay