Danh mục bài viết
Quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau bao gồm thủ tục giấy tờ, lưu trữ và phương tiện vận chuyển… Có một hình thức lưu trữ rất thông dụng, được nhiều đơn vị kinh doanh áp dụng đó là kho cfs gom hàng lẻ. Vậy cfs là gì? Hôm nay chiase24.com sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!
Cfs là gì?
Cfs là viết tắt của cụm từ container freight station, thường được gọi là điểm gom hàng lẻ. Đây là một hệ thống kho bãi được dùng để thu gom hay chia tách hàng lẻ, còn gọi là hàng LCL (less than container load).

Trong mỗi chuyến hàng xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container, không phải lúc nào hàng hóa gửi đến cũng có thể lấp đầy các container. Thông thường người chuyển hàng mang tính chất nhỏ lẻ, số lượng ít nên việc các container trong trạng thái đầy hầu như hiếm xảy ra. Việc vận chuyển hàng hóa trong trường hợp này có thể khiến các doanh nghiệp logistics không đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra. Lúc này kho cfs ra đời, nhằm mục đích giúp chia tách hoặc gom hàng của nhiều chủ hàng trong cùng một container.
Cfs vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, vừa giúp chuyến hàng được vận chuyển hiệu quả hơn. Bạn có thể hiểu kho cfs đóng vai trò là địa điểm chuyên dùng để gom hoặc tách hàng. Chủ kho hàng sẽ thu phí cfs để duy trì sự hoạt động của kho, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Có thể lưu trữ hàng hóa trong kho cfs bao lâu?
Theo quy định hiện nay, thời hạn tối đa để lưu trữ và xử lý hàng hóa trong kho cfs là 90 ngày tính từ lúc đưa vào. Trong trường hợp có lý do chính đáng và được chấp nhận từ Chi cục trưởng Chi cục hải quan, đơn vị quản lý kho cfs, thì hàng hóa của bạn sẽ được gia hạn 1 lần và không vượt quá 90 ngày. Nếu đã quá hạn thời gian lưu trữ trong kho cfs mà không có người nhận hoặc chịu trách nhiệm xử lý thì cơ quan Hải quan sẽ tiến hành thông báo công khai.

Kể từ lúc phát đi thông báo 60 ngày, khi chủ hàng đến nhận hàng hóa có thể bị cơ quan Hải quan tiến hành xử phạt theo quy định. Trong trường hợp hàng hóa không có ai đến nhận, căn cứ theo khoản 6 điều 58 luật Hải quan, hàng hóa sẽ bị cơ quan hải quan thanh lý.
Các hoạt động trong kho cfs
Kho cfs thực hiện rất nhiều công đoạn khác nhau, có thể kể đến như:
Đóng gói, sắp xếp, hoặc đóng gói lại và sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu trên container.
Chia tách hàng hay ghép hàng hóa container đối với hàng hóa quá cảnh hoặc hàng hóa trung chuyển. Chúng có thể được ghép chung với hàng Việt Nam hoặc chia tách và đóng ghép với nhau chờ xuất khẩu.
Chia tách hàng hóa nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam
Đóng ghép container các mặt hàng xuất khẩu để xuất khẩu sang nước thứ ba
Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho
Quy trình tiếp nhận hàng hóa ở kho cfs
Dù tiếp nhận bất kỳ hàng hóa nào đi chăng nữa thì hoạt động ở kho cfs đều sẽ được thực hiện theo quy trình chung, áp dụng cho mọi hàng hóa khác nhau:
- Người gom hàng tiếp nhận các lô hàng từ chủ sở hữu hàng hóa khác nhau
- Tiến hành phân loại và sắp xếp, tập hợp hàng hóa, tiến hành kiểm tra thủ tục hải quan và đóng vào container tại kho cfs, cho đến khi container đầy.
- Chuyển container cho địa điểm đến bằng phương tiện phù hợp: đường sắt, tàu biển, hàng không…
- Khi hàng hóa đến nơi, đại lý của người gom hàng sẽ tiếp nhận container, dỡ hàng và giao chúng cho người nhận.

Hàng hóa được lưu trữ trong kho cfs đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên không phải bất kỳ hàng hoá nào cũng được phép lưu trữ, đặc biệt là các mặt hàng nhái, hàng giả, hàng cấm, hàng có tính chất nguy hại… được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Những hàng hóa được lưu trữ trong kho cfs thường là những mặt hàng:
- Hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan
- Hàng xuất khẩu hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong giấy tờ hải quan và đang trong thời gian đưa vào kho cfs để tiến hành kiểm tra thực tế.
Kho cfs đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Kho cfs giúp tối đa hóa lợi ích vận chuyển trong mỗi chuyến hàng, giúp đơn vị vận chuyển thu được nhiều lợi ích hơn. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về cfs.hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Fob là gì? Sự khác nhau giữa Fob và Cif như thế nào?