Danh mục bài viết
Màu đỏ bắt mắt kèm với vị chua chua ngọt ngọt, mùi thơm đặc trưng của dâu tây đã chinh phục được trái tim của hàng triệu người. Do đó, chúng tôi tin rằng ai đã mang lòng yêu mến dâu tây cũng muốn sở hữu riêng cho mình ít nhất một vài chậu trong nhà. Tuy nhiên, đã có rất nhiều thất bại trong việc trồng và chăm sóc loại cây này. Hiểu được điều đó, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cách trồng dâu tây vô cùng đơn giản. Nào, hãy cùng chiase24.com tham khảo nhé!

Chuẩn bị trước khi trồng dâu tây
Để có thể sở hữu chậu dâu tây tươi tốt, cho trái quanh năm chúng ta nên chuẩn bị dụng cụ, cây giống, đất trồng và kiến thức về dâu tây là vô cùng quan trọng.
-
Chọn giống dâu tây
Với dâu tây, bạn có thể trồng từ hạt hoặc cây giống đều được. Tuy nhiên, trồng bằng hạt thì bạn phải đầu tư thời gian và kỹ thuật hơn rất nhiều. Nếu lần đầu trồng dâu tây, chúng tôi khuyên bạn nên trồng bằng cây giống.
Cây giống chất lượng là cây cao khoảng 15 – 20cm, cây khỏe, lá phát triển sum suê và không sâu bệnh.
-
Lựa chọn vị trí trồng dâu tây
Dâu tây là cây ưa ẩm và có khả năng chịu hạn kém, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 7 – 30 độ C.
Bên cạnh đó, vị trí đặt chậu dâu tây phải thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng, cây sẽ bị vàng úa và không thể ra quả. Bên cạnh đó, cũng không nên cho cây hấp thụ ánh sáng đèn buổi tối vì sẽ khiến cây phát triển xanh tốt nhưng lại chậm ra hoa và cho quả.
Vị trí trồng dâu tây tốt nhất là trồng ở sân thượng có mái che, ban công, cửa sổ… Nếu trồng ở ngoài trời thì nên trồng dưới tán cây to, có bón râm để hạn chế ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đảm bảo cây phát triển tốt, không bị thiếu nước và khô héo.
-
Chậu trồng dâu tây
Những gia đình ở thành phố, không có nhiều không gian thì thường chọn cách trồng dâu tây trong chậu.
Tương tự như chậu trồng sen đá, khi trồng dâu tây bạn nên chọn chậu đất nung, dưới đáy chậu có lỗ thoát nước. Nếu dùng chậu quá nhỏ thì phải tưới nước thường xuyên, bởi dâu tây là cây ưa ẩm nên không thể để cây thiếu nước.
-
Đất trồng
Đất trồng dâu tây là loại đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, tốt cho việc giữ ẩm và thoát nước.
Nếu như bạn sử dụng chậu đất nung thì nên ngâm chậu vào nước khoảng 1 tiếng để chậu thấm nước rồi hãy cho đất vào và trồng như bình thường.
Kỹ thuật trồng dâu tây tại nhà
-
Cách trồng dâu tây từ hạt
Chúng ta có thể tìm mua hạt giống dâu tây tại các cửa hàng kinh doanh hoa kiểng, siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử. Sau khi mua được hạt giống chất lượng, chúng ta bắt đầu trồng dâu tây từ hạt.
Ủ hạt bằng nước ấm trước khi gieo hạt xuống đất, kích thích hạt nảy mầm và phát triển nhanh hơn. Cách ủ mầm cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho hạt vào nước ấm theo tỷ lệ 2 nước sôi và 3 nước lạnh. Ngâm khoảng 6 giờ hoặc qua đêm rồi vớt hạt ra.

Chuẩn bị 1 lớp khăn hoặc giấy ẩm phũ lên mặt dĩa, sau đó rải hạt dâu lên trên. Phủ khăn lên trên rồi đợi hạt nứt ra và nảy mầm.
Sau khi hạt có hiện tượng nứt ra, đem hạt ra phơi nơi có gió khoảng nửa tiếng rồi mang đi gieo.
Chuẩn bị chậu, đất và hạt ủ xong, chúng ta bắt tay vào gieo hạt thôi. Cho đất vào ngập ¾ chậu, sa đó rải hạt lên rồi phũ thêm lớp đất dày 2 – 3cm lên trên cùng. Đặt chậu tại nơi thoáng đãng, có gió và tránh ánh nắng gay gắt. Tưới vào 2 buổi sáng chiều để hạt giống nhanh nảy mầm.
-
Cách trồng dâu tây từ cây con
Trồng dâu từ cây con tương đối đơn giản hơn, đất trồng và chậu cũng chuẩn bị tương tự. Cho đất vào chậu, lưu ý nên đục thật nhiều lỗ dưới đáy chậu giúp chậu nhanh chóng thoát nước. Cũng cho đất vào ¾ chậu, sau đó đào một cái lỗ rồi cho cây giống vào giữa. Cuối cùng lắp đất lại, phũ đất lên trên miệng chậu khoảng 2cm.
Nếu trồng cây vào máng dài thì khảng cách giữa 2 cây khoảng 20cm, trồng thẳng hàng để cây phát triển nhanh chóng.
Sau khi trồng cây giống vào chậu, chúng ta cũng đặt nơi thoáng đãng và tưới nước tương tự như trồng bằng hạt.
Kỹ thuật chăm sóc cây dâu tây
Nhiều người thường thắc mắc về cách trồng dâu tây ở miền nam và cách trồng dâu tây ở miền bắc có khác nhau không. Theo chúng tôi thì cách trồng thì miền nào cũng thế nhưng cách chăm sóc tương đối khác nhau.
- Ánh sáng: Dâu tây là cây ưa ẩm, bạn nên đặt cây ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng chiếu trực tiếp khoảng 3 – 54 giờ mỗi ngày là được. Vị trí lý tưởng là ban công, mái hiên…
- Nước tưới: Dâu tây cần nhiều nước, do đó mỗi ngày nên tưới nước cho cây dâu tây 2 lần vào sáng và tối. Không nên tưới nước vào lúc nửa trưa tránh cây bị sốc nhiệt và dễ bị héo. Nếu đất đã ẩm thì tưới mỗi ngày 1 lần là được, tưới vào gốc tránh để nước tiếp xúc với lá hoặc quả.
- Phân bón: Bên cạnh đó nên bổ sung thêm phân để cây phát triển tốt. Phân có thể mua tại các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, phân gà hay phân hữu cơ. Tuy nhiên, chúng ta không nên trộn phân gà quá nhiều vì sẽ khiến cây bị nóng.
- Phòng bệnh: Để cây dâu tây phát triển tốt, không bị sâu bệnh bạn nên dùng thuốc diệt côn trùng để tránh bị ảnh hưởng bởi kiến và sâu bọ. Nếu thấy cây bị vàng lá, úa vàng thì đây là dấu hiệu quả việc cây thiếu dưỡng chất. Nên bón thêm phân và nước cho cây phát triển.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã biết được cách chọn giống, chuẩn bị dụng cụ và cách trồng dâu tây ngay tại nhà. Chúc các bạn thực hiện thành công và nhanh chóng có được những chậu dâu tây trĩu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về cây cối, hãy truy cập webisite của chúng tôi để có thể tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Xem thêm: Trồng đu đủ bao lâu có trái? Cách chăm sóc đu đủ cho năng suất cao