Danh mục bài viết
Khi máy tính bị xảy ra sự cố, bạn có biết công cụ nào đã giúp máy tính khắc phục được tình trạng này? Máy tính có hỗ trợ của trung tâm xử lý sự cố riêng của nó, đó gọi là BIOS. Vậy BIOS là gì? Hôm nay chiase24.com sẽ chia sẻ kiến thức công nghệ bổ ích này tới bạn nhé!!!
BIOS là gì?
BIOS giống như một chương trình tiền hệ điều hành, cho phép máy tính có thể làm bất cứ thứ gì mà không truy nhập vào phần mềm từ một ổ đĩa. BIOS còn được gọi là hệ thống nhập xuất cơ bản, Nếu không có sự cho phép từ BIOS, hệ điều hành của bạn không thể khởi động được.

BIOS là một loại phần mềm được tích hợp trong phần cứng, nếu là một BIOS đời cũ, nó sẽ được gắn trong một chip ROM, và gắn vào bo mạch của hệ thống. Với những loại BIOS đời mới, nhất là flash BIOS,chúng sẽ được lưu trong một chip nhớ flash, cho phép người dùng có thể xóa và lập trình lại. Chương trình được viết trong BIOS sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát ổ đĩa, nhận biết sự hiện diện của các thành phần hệ thống chủ yếu, công cụ giao tiếp với màn hình, bàn phím hay các thiết bị ngoại vi khác… Khi máy tính bắt đầu khởi động, đồng nghĩa với việc BIOS sẽ được bật lên và kiểm tra tất cả cấu hình thiết yếu để hệ thống có thể khởi chạy bình thường.
Làm thế nào để mở phần mềm BIOS?
Với mỗi máy tính khác nhau thì phương thức truy nhập vào BIOS sẽ khác nhau, bởi vì đây không phải là một quá trình chung thống nhất. Thông thường, việc điều chỉnh BIOS là một điều không cần thiết đối với máy tính của bạn. Việc làm này đem lại nhiều tác hại hơn là có lợi cần thiết, chính vì vậy mà nhà sản xuất thường ẩn chúng đi. Tuy nhiên khi thực sự cần phải tinh chỉnh trong BIOS, có một tổ hợp phím giúp bạn mở ra BIOS và khám phá hệ thống này. Đối với chiếc máy tính Gateway PC sử dụng hệ điều hành win xp, ngay sau khi bật nguồn, trên màn hình đầu tiên xuất hiện thông báo chúng ta có thể truy nhập vào các thiết lập BIOS bằng cách nhấn phím F2.

Trong trường hợp với khởi động màn hình máy tính không đưa ra bất cứ thông tin gì, bạn có thể dùng theo các phương pháp mà chúng tôi sẽ đề cập ở đây để khám phá chỗ định danh BIOS. BIOS sẽ đảm nhiệm việc kiểm tra thông tin cấu hình mỗi khi khởi động và cập nhật những thiết lập trên chip cmos. BIOS và cmos có liên hệ mật thiết với nhau nên giao diện của iOS đôi khi có thể được gắn nhãn là cmos setup, hoặc một cái tên nào đó tương tự. Tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ, chúng không phải là một.
Những thiết lập nào có thể thay đổi trên BIOS?
Chỉ một số thiết lập trên hệ thống BIOS mà bạn có thể thay đổi được. Không nên thực hiện thay đổi tất cả và thay đổi không có mục đích BIOS. Điều này được các nhà sản xuất khuyến cáo sẽ gây hại nhiều cho máy tính của bạn hơn là có lợi. Bởi vậy bạn nên thật sự chú ý nhé, bạn có thể thay đổi một số tính năng tập hợp theo nhóm trong BIOS, cụ thể như:
Main
Bạn sẽ thấy có một bức ảnh về cơ cấu thành phần trong hệ thống, bao gồm phiên bản BIOS, chủng loại và tốc độ xử lý, tốc độ bộ nhớ, cache ram, tổng dung lượng bộ nhớ… Những con số này hoàn toàn không thể thay đổi. Thứ duy nhất mà bạn có thể thiết lập đó chính là thay đổi ngôn ngữ trên màn hình chính, ngày tháng và thời gian. Bạn có thể sử dụng các phím mũi tên lên xuống để di chuyển tới trường thích hợp, nhập dữ liệu mới và ấn phím enter.
Advanced

Phần trung tâm của thiết lập BIOS, nếu giá trị được nhập vào phần trung tâm đúng sẽ giữ cho hệ thống hoạt động bình thường, trong trường hợp giá trị nhập vào sai có thể làm hệ thống trục trặc. Bởi vậy trước khi thay đổi bất cứ điều gì, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng phần thiết lập này của BIOS. Dù là thành phần bên trong thiết bị ngoại vi, hãy xem những thiết lập mới có phù hợp hợp với BIOS hay không.
Boot
Những lựa chọn trong boot bao gồm hỗn hợp có thiết lập liên quan đến khởi động. Bạn có thể xác định thứ tự mà hệ thống của bạn khởi động trong ổ đĩa và các thiết bị tháo rời được. Bên cạnh đó bạn cũng có thể bật tắt tính năng khởi động ngầm hoặc tính năng cảnh báo dò tìm các thành phần hệ thống. Trong trường hợp vô tình thay đổi một thành phần nào đó trong BIOS, bạn có thể lựa chọn nhấn nút esc, tính năng an toàn này sẽ giúp bạn thoát ra khỏi BIOS mà không lưu những thay đổi trước đó. Những lỗi này hoàn toàn có thể xảy ra và bạn nên dùng nó trong trường hợp cần thiết.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về BIOS. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: LTE là gì? Tiềm năng phát triển của mạng LTE trong tương lai