Bài thơ Tràng Giang – Tác giả: Huy Cận – Sáng tác năm 1939

Bài thơ Tràng giang được sáng tác năm 1939, là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Huy Cận.

Bài thơ Tràng giang
Bài thơ Tràng giang
Bài thơ Tràng giang

chiase24.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà thơ Huy Cận cũng như bài thơ Tràng giang. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo sau đây.

Tràng giang

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

I. Đôi nét về nhà thơ Huy Cận

– Huy Cận (1919 – 2005), tên thật là Cù Huy Cận.

– Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

– Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…

Xem Thêm:  Chính tả bài Chuỗi ngọc lam trang 136 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 14

– Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.

– Một số tác phẩm:

  • Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
  • Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 – 1982)…

II. Giới thiệu về bài thơ Tràng giang

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng (1940) – tập thơ đầu tay của Huy Cận.

2. Thể thơ

  • Thể thơ thất ngôn
  • Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, mang đậm nét cổ điển.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ đầu: Miêu tả bao quát khung cảnh thiên nhiên trên sông.
  • Phần 2. Khổ thơ thứ 2 và thứ 3: Miêu tả chi tiết khung cảnh thiên nhiên trên sông, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.
  • Phần 3. Khổ thơ cuối: Khung cảnh trên sông lúc chiều tà, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

4. Nội dung

Bài thơ “Tràng Giang” đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.

5. Nghệ thuật

Hình ảnh vừa mang vẻ đẹp cổ điển kết hợp hiện đại…

Xem Thêm:  Văn mẫu lớp 7: Đóng vai bé Thủy kể lại truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
5/5 - (314 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Next Post

Chính tả bài Vầng trăng quê em trang 142 - Tiếng Việt Lớp 3 tập 1 - Tuần 17

T5 Th2 17 , 2022
Chính tả bài Vầng trăng quê em trang 142 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng. Đồng thời, cũng biết cách phân biệt d/gi/r, ăt/ăc. Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo […]
Chính tả bài Vầng trăng quê em trang 142 - Tiếng Việt Lớp 3 tập 1 - Tuần 17 - chinh ta bai vang trang que em trang 142 tieng viet lop 3 tap 1 tuan 17 164889