Danh mục bài viết
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ khỏe mạnh và có nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp bé dung nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển thai kỳ. Chính vì vậy, trong suốt quá trình thai kỳ các chất dinh dưỡng dành cho bé đều phụ thuộc vào việc sử dụng các chất dinh dưỡng hợp lý, khoa học từ mẹ.

7 Nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai
1. Thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu
Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi đáng kể so với lúc trước khi mang thai, sự nuôi dưỡng năng lượng từ mẹ cho thai nhi, tất cả mọi thực phẩm dinh dưỡng và chất vitamin, khoáng chất. Tất cả mọi thói quen ăn uống trước kia của mẹ, cũng sẽ phải thay đổi để điều chỉnh hợp lý hơn cho với sự phát triển của bé và cơ thể của mẹ cần. Dưới đây là các nhóm chất mà bà bầu nên ăn gì để nạp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển:
- Nhóm chất bột gồm: gạo, mỳ, ngô, khoai…
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…
- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, vừng, lạc…
- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ: trong rau xanh và trái cây tươi, ở bài “Những loại quả tốt cho bà bầu” cung cấp những kiến thức cụ thể hơn về nhóm chất này.
Ngoài ra, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ hơn nữa trong quá trình mang thai cần bổ sung thêm các vitamin khác và dưỡng chất cần thiết:
- Các vitamin A, B, C, D, E, K…bổ sung thông qua các thực phẩm tự nhiên hàng ngày.
- Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg canxi mỗi ngày, các thực phẩm chứa nhiều canxi: trứng, sữa, váng sữa, sữa chua…
- Axit folic: rất quan trọng đối với hệ thần kinh của thai nhi.
- Omega 3: có trong dầu oliu, mỡ cá, dầu ăn…
- Protein và chất đạm: các thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng..
- Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn, gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò…
- Iốt: để bé phát triển hoàn thiện bộ não
Xem thêm: “Đọc vị” thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
2. Các thực phẩm gây hại không tốt dinh dưỡng cho bà bầu
Mẹ bầu nên tránh xa các thực phẩm chưa chín hoặc mặn như: gỏi cá, hàu, sushi, sữa chưa tiệt trùng và phô mai làm từ sữa chưa tiệt trùng, pa-tê, thịt gia súc và gia cầm sống hay tái, vì tất cả loại này hãy lưu ý với các vi khuẩn gây hại.
Thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao: như trong các loại cá kiếm, cá ngừ, sẽ tác động đến sự phát triển trí não của thai nhi. Hiệp hội dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu chỉ nên sử dụng 300-400gr cá mỗi tuần, tương đương với khoảng 2 bữa ăn một tuần.
Các chất có chứa nồng độ cồn: như rượu, bia, nước có ga sẽ ảnh hưởng trong suốt thai kỳ vì chúng sẽ dẫn tới dị tật bẩm sinh, mất cảm xúc ở trẻ.
Đối với các chất kích thích như: café thì các mẹ nên tránh và ngưng sử dụng chúng.
3. Uống bổ sung vitamin và khoáng chất
Tùy theo nhu cầu về chất dinh dưỡng của bà bầu trong quá trình thai kỳ, mẹ nên cân nhắc việc bổ sung dinh dưỡng từ các loại thuốc không? Bởi có thể những bữa ăn hàng ngày sẽ không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trên thực tế vẫn có nhiều bà mẹ vẫn cần đến các loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất dành riêng cho bà bầu để cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Đối với các mẹ bầu mà có tiểu sử về tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ, thiếu máu nên cần gặp bác sĩ để tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn.
Nguyên tắc khi sử dụng các loại vitamin là các mẹ không nên dùng quá nhiều, việc lạm dụng này sẽ ảnh hưởng đến mẹ và con.
4. Không được ăn kiêng khi mang thai
Việc ăn kiêng khi mang thai tuyệt đối không nên, việc mang thai cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn cho cơ thể bởi các chất sẽ được đi nuôi dưỡng thai nhi, việc ăn kiêng hay không nạp đủ chất dinh dưỡng sẽ nguy cơ gây hại cho thai nhi bị thiếu chất để việc hình thành và phát triển cơ thể bé.
Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của việc thai kỳ khỏe mạnh. Những mẹ bầu có chế độ ăn uống lành mạnh và tâng cân khoa học sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh.
5. Tăng cân dần dần
Việc tăng cân trong quá trình mang thai là điều hết sức bình thường và việc theo dõi tổng số cân nặng tăng lên cũng rất quan trọng. Trong thai kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ nên tăng từ 300gr – 1,5kg và sau đó mỗi tuần sẽ tăng 300gr ở tam cá nguyệt thứ hai và ba.
Đối với những người mang song thai, bị thừa hoặc thiếu cân trước khi mang thai, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo tăng tốc độ cho mẹ.
6. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa nhỏ
Việc chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa là một cách sáng tạo giúp mẹ hạn chế những khó chịu trong thai kỳ như buồn nôn, ói, ợ nóng, khó tiêu. Khi mang thai, sự phát triển của bé sẽ chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, vì vậy mà lúc này việc bạn thu nạp nhiều năng lượng cùng một lúc là vô cùng khó khăn.
Nếu giữa những bữa ăn chính và bạn cảm thấy đói, các mẹ có thể ăn bất kỳ thứ gì mẹ muốn ăn. Một chế độ ăn phù hợp và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho mẹ có nhiều sức khỏe và bé phát triển tốt hơn
7. Hãy cho cơ thể mẹ bầu được nếm “vị ngọt”
Các loại thực phẩm đóng gói sẵn, và các loại tráng miệng có đường sẽ không phải là những món ăn được ưu tiên trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ bầu, tuy nhiên mẹ vẫn có thể thưởng chúng, nhưng chỉ giới hạn nhé, nếu ăn nhiều mẹ có thể không có chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Các nguyên tắc vàng mà chiase24.com mang lại trong quá trình mang thai và làm mẹ sẽ cung cấp cho mẹ đầy đủ kiến thức, để có một cơ thể nhiều dinh dưỡng và các chất cần thiết nuôi thai nhi.
Xem thêm: Danh sách những loại quả tốt cho bà bầu trước và sau mang thai